Nhạc bolero là gì? đặc điểm của nhạc bolero

Nhạc bolero là gì? đặc điểm của nhạc bolero

Bolero là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong làng giải trí âm nhạc. Kể từ khi được du nhập vào Việt Nam nó đã được rất nhiều đối tượng khán giả hâm mộ và thưởng thức.

Nhạc bolero là gì?

Nhạc bolero là gì? đặc điểm của nhạc bolero

Bolero tên chính xác là Boléro là một thuật ngữ tiếng Tây Ban Nha, nó là một điệu nhạc cũng xuất phát từ Tây Ban Nha, nhưng điều này lại không được khẳng định chắc chắn, mặc dù nhiều người tin rằng nó đã được phát minh bởi Sebastián Cerezo, một vũ công từ Cádiz, khoảng năm 1780 như một điệu nhảy phổ biến hợp nhất với ballet cổ điển. Đối với đất nước này nó được xem là một trong những nét đặc trưng mang đậm nét bản sắc dân tộc. Dòng nhạc Bolero được du nhập đầu tiên là sang Mỹ Latin rồi mới du nhập vào Việt Nam. Có thể nói rằng, từ thuở mới sơ khai Tân nhạc Việt Nam từ những thập niên 1950 Bolero bắt đầu được phổ biến tại khu vực miền Nam, Việt Nam.

Bolero cũng là một điệu nhảy Tây Ban Nha đặc trưng bởi các vòng quay sắc nét, những nhịp đập của bàn chân, chúng cực kỳ phổ biến trong những bài nhạc vàng.

Đặc điểm của nhạc bolero

Tất cả những bài hát thuộc dòng nhạc bolero hầu như đều đậm chất dân ca và nổi bật nhất chính là dân ca Nam Bộ. Vẫn có một vài ca khúc thuộc dòng nhạc nhẹ, nhưng thường không phổ biến.

Giai điệu của dòng nhạc này có cấu trúc đơn giản, nhịp 4/4 ít biến đổi, tiết tấu đều đều và chậm, ít quãng cao hẳn và cũng rất dễ hát theo. Khi hát có nhiều chỗ luyến láy tạo sự mềm mại, mượt mà, mang lại nhiều cảm xúc cho người nghe.

Lời bài hát giản dị, bình dân dễ thuộc lòng, dễ nhớ, chủ yếu thuộc dạng kể chuyện…

Ngoài ra nó cũng mang những đặc điểm như tính khái quát, tình tự sự, tính quần chúng, âm nhạc có chút buồn rất đặc trưng. Dù có khác chút về giai điệu nhưng chắc chắn cũng để man mác, mùi mẫn một chút buồn.

Một trong những đặc điểm xác định của các loại Bolero khác nhau là nhịp. Nhịp là những gì mang lại cho chúng ta cấu trúc nhịp nhàng trong âm nhạc và nó mang lại sự cảm nhận sâu sắc hơn. Một nhịp đặc biệt có thể dễ dàng được xác định bởi vị trí của nó hoặc giọng nhấn mạnh định kỳ. Nếu bạn cảm thấy một giọng mỗi ba nhịp, thì có nghĩa bạn đang ở trong quảng 3 nhịp (thường thấy trên âm nhạc của nhạc sĩ là 3/4), và nếu chúng ta cảm thấy một giọng mỗi hai hoặc bốn nhịp đập, có nghĩa là bạn đang ở trong một nhịp hai chiều (thường thấy trong âm nhạc là 2/4 hoặc 4/4).

Nhạc Bolero của Tây Ban Nha có một nét đặc trưng là phổ biến với độ dài 3/4 nhịp, một nhịp điệu vừa phải rồi chuyển dần đến chậm, và một hình tượng nhịp nhàng lặp lại dưới một giai điệu đẹp. Nó được chia thành ba câu hoặc coplas. Vào mỗi Copla những vũ công thực hiện các động tác tay trước ngực, rồi trên đầu, những cánh tay thực hiện nhanh chóng kèm theo sự kết hợp nhịp nhàng với biểu cảm khuôn mặt. Nhiều người liên kết tư thế kịch tính này với Tango, vì nó là một hình thức quen thuộc và phổ biến hơn ngày hôm nay, nhưng tư thế này là một đặc điểm của nhiều điệu múa Tây Ban Nha.

Bolero không chỉ đơn thuần là hình ảnh, là lời bài hát mà có cả sự kết hợp giữa những kỹ thuật biểu diễn hoàn hảo với các điệu nhảy.

Bolero hiện đại

Khi Bolero bắt đầu trở nên phổ biến, đáng chú ý đến và kỹ thuật của nó tiếp tục được phát triển trong suốt thế kỷ 19 và 20 với việc mở một số trường “Escuela Bolero” trên khắp Tây Ban Nha. Các công ty vũ đạo trên toàn thế giới bắt đầu đưa cả Bolero vào trong các chương trình của họ, đặc biệt là vào giữa thế kỷ 20. Trong những năm gần đây, dòng nhạc Bolero đã trở nên ít phổ biến thay vào đó là Flamenco và Tango trở nên phổ biến hơn.

Bolero Cuba phát triển độc lập từ Bolero Tây Ban Nha, dẫn đến hai phong cách khá khác nhau. Trong khi cả hai phiên bản đều tập trung vào chủ đề tình yêu, Bolero của Cuba ít kịch tính hơn tiếng Tây Ban Nha và có xu hướng sử dụng nhiều lời bài hát tình cảm hơn. Cuba Bolero có nguồn gốc từ thế kỷ 19. Nó được cho là có nguồn gốc từ truyền thống âm nhạc trova – một phong cách phổ biến trong thời gian này đã sử dụng một số đặc điểm của Bolero Cuba, bao gồm một phong cách hát lãng mạn và một cây đàn guitar là nhạc cụ chính. Bolero đầu tiên được cho là đã được viết bởi Jose ‘Pepe’ Sanchez, một nghệ sĩ trova, khoảng năm 1885.

Âm nhạc Bolero trong truyền thống Cuba tương phản với Tây Ban Nha theo một số cách, mặc dù họ có tương đồng về một số đặc điểm. Giống như Bolero của Tây Ban Nha, Bolero của Cuba được chơi với tốc độ chậm – trung bình, với những lời nhịp nhàng dưới một giai điệu. Tuy nhiên, phong cách Cuba là 2/4 hoặc 4/4 nhịp thay vì 3/4, sử dụng nhiều dòng nhịp điệu thay vì chỉ một để hỗ trợ giai điệu, và thường có hai phần tương phản thay vì ba.

Còn tại Việt Nam, dòng nhạc này du nhập vào khoảng những thập niên 1950, thời điểm tân nhạc Việt Nam đang phát triển, nhiều nhạc sĩ bắt đầu ưa chuộng sử dụng những giai điệu từ phương tây để thay thế cho những giai điệu truyền thống của Phương Đông. Hiện nay không có bất kỳ tài liệu nào ghi lại lịch sử về bài hát bolero đầu tiên tại Việt Nam. Dẫu vậy, theo nhạc sĩ Đức Sao Biển thì bài hát “Duyên Quê” của Hoàng Thị Thơ chính là bài hát bolero đầu tiên tại Việt Nam. còn theo nhà nghiên cứu “Trần Thị Vĩnh Tường” thì bài hát “xóm đêm” – Phạm Đình Chương mới là bài bolero đầu tiên của Việt Nam. Và cứ lần lượt như vậy những bản nhạc bolero ở Việt Nam lần lượt được ra đời.

Những ca khúc nhạc bolero bất hủ

Duyên phận: Đây là một ca khúc được sáng tác bởi nhạc sĩ Thái Thịnh từ cách đây 10 năm về trước, lúc đầu tiên ca khúc này được ca sĩ Như Quỳnh thể hiện, về sau nhiều cái tên hát lại khiến tên tuổi của cả bài hát và ca sĩ của nổi như cồn, phải kể đến Lệ Quyên, Jang Mi… Kể từ thời điểm mới phát hành, ca khúc này trở thành một hiện tượng âm nhạc, nhưng chính thức đăng lên youtube là từ năm 2016. Bài hát duyên phận được sáng tác theo chủ đề “chân dung người phụ nữ Việt Nam” trong chương trình Paris by Night số 90.

Cô hàng xóm: Đây là ca khúc của nhạc sĩ Tô Thanh Tùng, phổ lại của thi si Nguyễn Bính. Đây là ca khúc được thể hiện bởi ca sĩ Mạnh Quỳnh với những lời thơ đượm buồn kết hợp với giai điệu của bolero thực sự khiến người nghe không khỏi chút chạnh lòng cho nhân vật tự sự trong lời bài hát.

Hai chuyến tàu đêm: được xem là một trong những bài hát bolero hay nhất được sáng tác bởi nhạc sĩ Trúc Phương – “tôi muốn nó giữ cạnh những tiếng hát một thời của ba nó”. Lời bài hát thấm đượm tình cha con, những hình ảnh về tuổi thơ lần lượt hiện ra một cách chậm rãi qua lời ca của ca sĩ Quang Lê. Sau có được hát lại bởi nhiều ca sĩ.

Hai chuyến tàu hoàng hôn: Đây là bài hát của nhạc sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh, bài hát gợi lại nhiều kỉ niệm về tình yêu về hy vọng. Khung cảnh được miêu tả trong bài hát có chút buồn của những buổi chia ly, chút màu sắc buồn của tình yêu khó phai mờ. Có lẽ đây cũng là một màu sắc đặc trưng của bolero tự sự phổ biến tại Việt Nam.

Mưa rừng: Được sáng tác bởi nhạc sĩ Huỳnh Anh. Lại thêm một câu chuyện buồn về tình cảm, về tâm lý cũng như sự hư cấu ly kỳ của tác giả Hà Triều, Hoa Phượng. Trong nhiều thập kỷ Mưa Rừng đã trở thành một hiện tượng giải trí âm nhạc, không những vậy nó còn được phổ rộng dưới nhiều hình thức khác nhau như kích nói, phim ảnh, cải lương,… Đây là ca khúc của riêng nhạc sĩ Thanh Nga, trải qua nhiều thế kỷ bài hát đã có nhiều ca sĩ cover lại.

Tình lỡ: Với những giai điệu nhẹ nhàng mượt mà “thôi còn chi đâu em ơi, có còn lại chăng dư âm thôi, Trong cơn thương đau men đắng môi.” đã khắc khoải vào tâm hồn người Việt trong suốt nhiều thập kỷ nay. Nhạc sĩ Thanh Bình đã làm được những điều không tưởng trong việc mang đến ca khúc say đắm lòng người đến như vậy. Dưới giọng ca của ca sĩ Khánh Ly càng khiến cho giai điệu bài hát đượm buồn hơn mỗi lần nghe lại. Nhiều ca sẽ từng cover lại nhưng chất giọng thường có không khắc khoải được như vậy. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một cảm nhận riêng về “tình lỡ” qua những chất giọng khác nhau.

Sầu lẻ bóng: Là bài hát của nhạc sĩ Anh Bằng tên khai sinh là Trần An Bường, ông là người có nhiều sáng tác nổi tiếng trong đó phải kể đến Sầu lẻ bóng được ca sĩ Lệ Quyên thể hiện. “Người ơi khi cố quên là khi lòng nhớ thêm, Dòng đời là chuỗi tiếc nhớ, Mơ vui là lúc ngàn đắng cay xé tâm hồn”, những câu ca khắc họa lại cảm xúc của người con gái trong tình yêu. Người con gái khi đã yêu dù có như thế nào thì vẫn thủy chung vẫn nhớ mãi không quên. Tuy có chút buồn, nhưng lại đúng với thực tế mỗi người đều phải đối mặt trong một cuộc tình tan vỡ. Bài hát như nhắc nhở lại người con gái không nên quá cố chấp với cảm xúc của bản thân, ai cũng có thanh xuân, hết duyên rồi thì hãy buông bỏ để tìm cuộc sống mới tốt hơn cho mình.

Kết luận

nhạc bolero là một trong những thể loại nhạc dành cho tất cả mọi người không hề phân biệt ngành nghề cũng không phân biệt tuổi tác. Là dòng nhạc từ lâu đã được nghe từ nông thôn đến thành thị, từ những anh/ chị nông dân đến các cô chú thành thị tất cả đều đã quen thuộc với tất cả chúng ta, không chỉ bởi nhạc hay  mà còn vì từng câu ca trong đó đều rất bình dị, thân quen. Nhiều người cho rằng thể loại nhạc này đã vượt qua được những giới hạn về sự đơn thuần của giai điệu khiến cho lời bài hát thay thế được tiếng lòng của người tự sự trong lời bài hát.

vanhocquenha.vn 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *