Những tác phẩm văn học kinh điển nhất Việt Nam

Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan

“Văn học là nhân học”. Học văn là học cách làm người, dạy văn là dạy cách làm người. Văn học giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn với cuộc sống này. Các giá trị trong các tác phẩm văn học, nhất là những tác phẩm văn học cổ điển của Việt Nam luôn tồn tại mãi mãi theo thời gian.

Những tác phẩm văn học kinh điển nhất Việt Nam

Những người yêu thích văn học thì hẳn không còn xa lạ với những tác phẩm được liệt kê dưới đây.

Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan

Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan là một trong những atcs phẩm văn học kinh điển của Việt Nam mà ai cũng nên đọc. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh trước cách mạng tháng 8 năm 1945, viết về những người nông dân nghèo dưới sự đô hộ của thực dân nửa phong kiến. Nhân vật chính của tác phẩm là anh Pha với cuộc đời đầy bi thương, từ một chàng thanh niên trai tráng với cuộc sống hôn nhân khá ấm êm bên vợ và một cậu con trai nhỏ. Thế nhưng gia tài bị chế độ thực dân cấu kết với bọn phong kiến cướp bóc đẩy anh Pha cũng như hàng triệu người nông dân Việt khác rơi vào bước đường cùng.

Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan

Tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển nhất

Pha sau đó dính vụ kiện với hàng xóm nên phải vay nặng lãi. Lãi càng lúc càng lớn nên anh phải bán ruộng và gánh hàng của vợ. Nỗi khổ chưa được nguôi ngoai thì cơn dịch bệnh hoành hành khiến anh mất vợ mất con. Oái ăm thay, anh lại tin đó là do bị phù phép. Kể từ đó anh mê tín và phải đóng thêm lệ làng. Cuối cùng anh trắng tay, bọn đòi nợ đổ ầm vào nhà khiến anh phải từ bỏ ngôi làng thân yêu. Phải nói rằng tác giả đã lột tả được nạn đói của những năm ấy cũng như sự độc địa của quan lại xưa khiến con người rơi vào bước đường cùng.

Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán

Tác phẩm văn học kinh điển Việt Nam này khiến hàng vạn người rơi  nước mắt. Lật giở từng trang sách chúng ta càng hồi tưởng về cuộc kháng chiến oanh liệt mà rất đỗi hào hùng của dân tộc ta. Truyện xoay quanh chú bé tham gia phong trào các mạng với âm hưởng ngợi ca, tươi vui. Lối viết mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc khiến con người ta cũng trải qua nhiều cung bậc có vui có buồn có yêu có ghét. Càng đọc càng cuốn hút để thấu hiểu khó khăn của nhân dân và căm phẫn tột cùng đến chế đột thực dân. Hãy đọc “tuổi thơ dữ dội” để thêm lòng yêu nước và để quý trọng những giây phút hòa bình như hiện tại.

Gió đầu mùa – Thạch Lam

Không viết về chiến tranh, Thạch Lam đưa chúng ta về với những hình ảnh, câu chuyện rất bình thường như chính câu chuyện của chính mình để rồi mỗi lúc đọc lại ta thảng thốt vì chợt nhật ra  bấy lâu nay vì vòng xoáy công việc và cuộc đời mà mình đã quên đi. Nhân vật trong truyện là thanh niên niên có tri thức, những đứa trẻ san sẻ cái mình có cho người khác dù bị mẹ mắng… với giọng văn nhẹ nhàng và niềm thương cảm hiếm có.

Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh

Như chính tên gọi của nó, tác phẩm viết về chiến tranh bằn những câu từ mang ý nghĩa đau đớn, khốc liệt của một đời chiến binh với từng đoạn cảm xúc bị đứt mà có cố ghép cũng không liền mạch. Tác giả để nhân vật chính hồi tưởng tế một quá khứ hề tốt đẹp, ám ảnh bởi chiến trường đầy máu và nước mắt với sự khát khao tự do đến cháy bỏng của con người trong hoàn cảnh éo le.

Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng

Những ngày thơ ấu của tác giả Nguyên Hồng là một tác phẩm được xếp vào hàng tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam. Tuổi thơ trong tác phẩm tuy đẹp nhưng ẩn chứa nhiều nỗi đau thương. Tác giả đã lột tả hết những suy nghĩ, sự giằng xé, mâu thuẫn nội tâm của nhân vật để cho người đọc cảm nhận được nỗi khó khăn, sự mâu thuẫn trong chính một cá thể rất sống động. Bên cạnh đó tác giả lên án gay gắt những hủ tục phong kiến đã đày đọa lên mẹ khiến mẹ con phải chia ly. Tuy vậy, tuổi thơ ấy rất đáng để tự hào.

Tắt đèn – Ngô Tất Tố

Tronng tất cả các tác phẩm của Ngô Tất Tố thì có lẽ tắt đèn là đứa con tinh thần được “sản xuất” thành công nhất của ông. Thành công ở chỗ xây dựng được hình tượng điển hình cho phụ nữ Việt Nam thời bấy giờ: một chị Dậu giàu lòng nhân ái, thương chồng thương con, một chị Dậu sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì hành phúc ấm êm của chông và con nhưng là  một người kiên cường, giữ vững ý chí chống lại sự áp bức bóc lột của chế độ cũ. Tác giả đã sử dụng những chi tiết đắt để người đọc thấy được nỗi đau đớn đến tột cùng của chị Dậu. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm chỉ nói về những gì bi thảm nhất của chị, ngay ở trang cuối vẫn chẳng có lóe lên một tia hy vọng  nào. Có lẽ không ai không bị ám ảnh khi đọc đến đoạn chị phải bán chó, bán chính đứa con mà mình rứt ruột đẻ ra chỉ vì sưu cao thuế nặng. Và cuối cùng, chị Dậu vẫn phải chạy ra ngoài trong đêm tối, bầu trời đen kịt, đen như chính tiền đồ của chị vậy. Một tác phẩm vừa mang giá trị hiện thực vừa mang giá trị nhân đạo sâu sắc, một tác phẩm vang tiếng mãi đến các thế hệ mai sau.

Đôi lứa xứng đôi – Nam Cao

Tên quen thuộc của tác phẩm này chính là Chí Phèo. Đó cũng chính là nhân vật chính của truyện. Từ một chàng trai lương thiện, hiền lành và chất phác cũng có ước mơ về một ngôi nhà hạnh phúc như bao người khác thì bị chế độ thực dân phong kiến đẩy xuống vực sâu mà không thể nào ngóc lên được. Chí dần biến thành con quỷ dữ của cả làng Vũ Đại, chuyên đi rạc mặt ăn vạ. Phần người trong anh bỗng trỗi dậy từ sau lần gặp Thị Nỡ – một người xấu xí ma chê quỷ hờn, anh khát khao được làm người lương thiện và lại nghĩ về những ước mơ nhỏ mà mình chưa thực hiện được. Cứ ngỡ kết truyện thì nhân vật được toại nguyện ước mơ nhưng không một ước mơ nhỏ nhoi mà không thể thực hiện được lại càng khiến người đọc phải suy ngẫm nhiều.

vanhocquenha.vn

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *