• Skip to content
  • Trang Chủ
  • Văn Chương
  • Âm Nhạc
  • Hội Họa
  • Phim Ảnh
  • Thơ Ca
  • Loại hình nghệ thuật khác
  • Chính Sách Bảo Mật

vanhocquenha

vanhocquenha

Th6 22 2020

Những truyện ngôn tình xuyên không cổ đại hay nhất

Truyện ngôn tình xuyên không đã rất quen thuộc với nhiều bạn trẻ yêu thích đọc truyện ngôn tình Trung Quốc. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc những bộ truyện ngôn tình xuyên không cổ đại hay nhất.

1. Thể loại truyện ngôn tình xuyên không là gì?

Truyện ngôn tình xuyên không là một thể loại truyện mà các nhân vật chính vì một lý do nào đó đã đi đến một khoảng thời gian và không gian khác sinh sống. Trong đó, có hai dạng thức xuyên không chính, một là trường hợp linh hồn của nhân vật chính xuyên qua và nhập vào một thân xác khác ở thời đại bất kỳ. Trường hợp thứ hai là cả thể xác và linh hồn đều xuyên qua một thời đại khác. 

Những không gian xuyên không trong truyền có thể xảy ra ở hiện đại, cổ đại, dị giới… Vì vậy, những bộ truyện ngôn tình xuyên không phần lớn đều có tình tiết hài hước, dở khóc dở cười, cùng những câu chuyện tình đầy lãng mạn xuyên suốt tác phẩm. Nếu bạn yêu thích thể loại này thì có thể tham khảo danh sách truyện ngôn tình xuyên không cổ đại hay nhất dưới đây.

truyện ngôn tình xuyên không cổ đạiNhững truyện ngôn tình xuyên không cổ đại hay nhất

2. Những truyện ngôn tình xuyên không cổ đại hay

Bộ bộ kinh tâm

Bộ bộ kinh tâm là một bộ tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Đồng Hoa đã được chuyển thể thành phim cùng tên. Nội dung của truyện kể về cô nàng Trương Tiểu Văn (25 tuổi ), cô vốn là nhân viên văn phòng sống ở thế giới hiện đại, do không may gặp tai nạn ô tô nên đã bị hôn mê bất tỉnh. Từ đó, cô bị xuyên không về thế kỷ 18 đời nhà Thanh, trong bối cảnh các hoàng tử đang tranh giành ngôi báu. 

Tại đây, Trương Tiểu Văn sống dưới thân phận là Mã Nhĩ Thái Nhược Hy – con gái của một quý tộc người Mãn Châu. Nhược Hy sống trong phủ của Bát a ca với chị gái của mình là Nhược Tâm – Trắc phúc tấn của Bát a ca. Ở đó, cô nàng lần lượt được tiếp xúc với các vị a ca. Với tính cách phóng khoáng, trượng nghĩa và sự thông minh, lanh lợi của mình, Nhược Hy đã nhanh chóng lấy được cảm tình và trở nên thân thiết với họ. Tuy nhiên, kể từ đây, cô đã dần bị cuốn vào vòng xoáy tình yêu, quyền lực và những âm mưu đen tối trong Tử cấm thành xa hoa, tráng lệ. 

Một cuốn truyện ngôn tình xuyên không hay nhất với từng nút thắt, từng câu chữ và sự giằng xé của cô gái hiện đại biết trước kết cục của lịch sử nhưng không thể thay đổi nó để cứu lấy những người mình yêu thương. Và cái kết đau thương của cuộc chiến tranh giành ngôi vị nơi hoàng cung lạnh lẽo đã khiến người đọc vô cùng day dứt và tiếc nuối.

Tối chân tâm

Tối chân tâm là một tác phẩm của nhà văn Tương Ngộ đã được xuất bản thành sách và bày bán ở nhiều nhà sách ở Việt Nam. Truyện kể về nhân vật nữ chính Nhan Tử La, cô là một người sống ở thời hiện đại với mong ước một cuộc sống yên ổn và hạnh phúc. Thế nhưng, ý trời đã bắt cô phải gặp nhiều chuyện không vui và cô đã qua đời. Tuy nhiên, sau đó, linh hồn cô xuyên về cổ đại và nhập vào thể xác của một ái thiếp đã bị thất sủng của Tứ gia. 

Kể từ đó, Nhan Tử La trở thành vợ của một đế vương sống ở một nơi xa xôi hẻo lánh, nhưng cô vẫn vui vẻ lạc quan sống với những người xung quanh, gài họ vào những thế bí đến phát cười… Vì vậy, có thể nói bộ truyện ngôn tình xuyên không hài hước này được nhiều bạn trẻ yêu thích và đón đọc.

truyện ngôn tình xuyên không cổ đạiNhững truyện ngôn tình xuyên không cổ đại hay nhất

Đến phủ Khai Phong làm nhân viên công vụ

Đến phủ khai phong làm nhân viên công vụ là một tác phẩm của tác giả Âu Dương Mặc Tâm gồm 2 tập và đã được phát hành tại Việt Nam. Đây là một trong những bộ truyện ngôn tình xuyên không cổ đại hay nhất đã được công chúng đón nhận.

Nội dung truyện kể về những câu chuyện xung quanh cô gái tên Kim Kiền sống ở thế kỷ 21. Ngoại hình của cô không chỉ xấu xí mà trông lại chẳng khác gì nam nhi, với đôi mắt nhỏ, mình dây, đã vậy tính tình còn ham tiền, háo sắc. 

Cũng chính vì hám tiền mà cô đã đồng ý làm “vật thí nghiệm” cho cỗ máy xuyên không của một nhà khoa học. Và thật sự cô đã xuyên không về quá khứ và rơi xuống đầu hai nhân vật “tai tiếng” trong giang hồ là Độc Thánh và Y Tiên. Từ đó, cô được họ nhận làm đệ tử và truyền cho cách chữa bệnh bằng dùng độc. Tại đây, cô nàng đã cải trang nam nhi, vào Khai Phong phủ làm bộ khoái, giúp Bao đại nhân phá án và gây ra hàng loạt các tình huống dở khóc dở cười.

Sủng phi của Pharaoh

Nền văn minh Ai Cập cổ đại huyền bí luôn là nguồn cảm hứng để cho ra đời nhiều bộ truyện đặc sắc. Thời gian gần đây, bộ truyện Sủng phi của Pharaoh cũng hấp dẫn đối với những độc giả mê truyện tranh ngôn tình.

Bộ truyện này cũng lấy đề tài xuyên không, đưa cô gái Ivy đang sống ở London quay ngược về thời đại Ramses đệ nhị, với sức mạnh từ chiếc vòng tay mang lời thề tình yêu 3000 năm. Kể từ đó, cuộc đời của cô đã thay đổi hoàn toàn. Câu chuyện tình yêu của một cô gái bình thường với một vị vua nắm giữ quyền lực tối cao ở thế giới cổ đại sẽ mang lại nhiều tình tiết thú vị và cuốn hút người đọc.

Tổng hợp

Written by vanhocquenha · Categorized: Văn Chương

Th6 11 2020

Từ Dược sĩ có học lên Bác sĩ được không?

Từ Dược sĩ có học lên Bác sĩ được không? Đây là một vấn đề được nhiều sinh viên ngành Dược quan tâm. Hãy đọc bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này nhé.

1. Dược sĩ là gì?

Dược sĩ là một ngành nghề quan trọng trong hệ thống y tế chuyên thực hiện công tác chuyên môn về Dược. Những Dược sĩ không chỉ bán thuốc, mà họ còn có thể tham gia cùng với các bác sĩ hay nhân viên y tế trong quá trình quản lý bệnh tật và theo dõi việc điều trị bằng thuốc của bệnh nhân. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ giải thích đơn thuốc của bác sĩ, các kết quả xét nghiệm lâm sàng và thực hiện nghiên cứu, bào chế các loại thuốc.

Theo học ngành Dược, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Dược học. Những kiến thức này giúp người học có thể tiếp cận và tham gia vào quá trình sáng tạo và chuyển hóa thuốc trong cơ thể. Đồng thời nắm được sự tương tác giữa các loại thuốc, phản ứng bất lợi của thuốc hay công thức phối hợp thuốc để tạo hiệu quả chữa bệnh tối ưu…

Ngoài ra, sinh viên ngành Dược cũng được rèn luyện những kỹ năng cơ bản để trở thành một Dược sĩ như: kỹ năng sản xuất và phân phối, kiểm nghiệm, tổ chức thực hiện dự án thuộc lĩnh vực y tế, dược học và kỹ năng tìm hiểu, phân tích tài liệu…

Dược sĩ có học lên Bác sĩ được khôngTừ Dược sĩ có học lên Bác sĩ được không?

2. Các vị trí công việc của ngành Dược

Khi nhắc tới ngành Dược, có nhiều người cho rằng, sau khi tốt nghiệp ngành này sẽ trở thành nhân viên bán thuốc. Tuy nhiên, hiện nay, lĩnh vực hoạt động của ngành Dược học đã được mở rộng, tham gia vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Một số công việc của ngành này như sau:

  • Làm việc tại bệnh viện: Tại đây, Dược sĩ có trách nhiệm đảm bảo chất lượng của thuốc, tham vấn với bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác và hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc theo đúng liều dùng chỉ định.
  • Làm việc tại cơ sở sản xuất dược phẩm: Dược sĩ thực hiện công tác nghiên và sản xuất dược phẩm, bên cạnh đó tìm hiểu các công thức, dạng bào chế, nghiêm hoạt chất mới và đảm bảo thuốc sản xuất đạt chất lượng.
  • Làm việc tại viện, trung tâm kiểm nghiệm: Dược sĩ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chất lượng thuốc có đủ điều kiện để phát hành ra thị trường hay không. Ngoài ra, họ còn tiến hành các đợt kiểm tra để phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường để kịp thời ngăn chặn. 
  • Kinh doanh thuốc: Khi tốt nghiệp ngành Dược, người học có thể tự mở quầy thuốc, cửa hàng thuốc kinh doanh hoặc làm việc thuê cho các cơ sở bán lẻ, bán buôn hay công ty xuất – nhập khẩu thuốc.
  • Giảng dạy kiến thức về y dược: Nếu có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng sư phạm tốt thì bạn có thể làm công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo lĩnh vực y dược.
  • Quản lý Nhà nước về Dược: Sinh viên tốt nghiệp ngành Dược có thể tham gia vào công tác quản lý sự vận hành của cả hệ thống ngành dược từ các tuyến Trung ương như tại Cục Quản lý Dược, Vụ Khoa học và Đào tạo… của Bộ Y tế cho đến cấp địa phương.

Như vậy, các công việc của ngành Dược rất đa dạng chứ không chỉ bó hẹp trong không gian quầy thuốc như nhiều người vẫn thường nghĩ. Tùy thuộc vào năng lực và trình độ chuyên môn của mỗi người mà vị trí và công việc của một Dược sĩ sau khi ra trường cũng khác nhau.

Dược sĩ có học lên Bác sĩ được khôngTừ Dược sĩ có học lên Bác sĩ được không?

3. Từ Dược sĩ có học lên bác sĩ được không?

Dược sĩ là một ngành nghề đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học, bởi ngành này có nhiều triển vọng nghề nghiệp với mức lương ổn định. Sau khi tốt nghiệp ngành Dược, không ít bạn trẻ có mong muốn từ Dược sĩ học lên bác sĩ. Vậy từ Dược sĩ có học lên bác sĩ được không?

Bởi khi đã sở hữu một tấm bằng đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành Dược học hệ chính quy, bạn có thể học liên thông lên đại học, chuyển đổi từ cử nhân Dược sĩ lên bác sĩ. Tuy nhiên, để có thể trở thành bác sĩ, các bạn cần phải trải qua một quá trình học tập và nghiên cứu khá vất vả. Cụ thể, bạn phải trải qua 2 quá trình như sau:

  • Giai đoạn 1: Học chuyển đổi từ bằng Dược học sang ngành Y sĩ đa khoa trong 01 năm. 
  • Giai đoạn 2: Học liên thông từ y sĩ đa khoa (trung cấp) lên Đại học Y đa khoa (Bác sĩ) trong khoảng 04 năm.

Sau khi hoàn thành các khóa học này, người học sẽ trở thành một Bác sĩ có đủ trình độ chuyên môn để làm việc tại các phòng khám tư nhân, các bệnh viện trên cả nước. Thời gian đào tạo cụ thể của từng quá trình sẽ tùy vào từng đối tượng và nhà trường mà bạn đăng ký.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn nắm rõ hơn về ngành Dược cũng như giải đáp được thắc mắc từ Dược sĩ có học lên Bác sĩ được không. Từ đó có cơ sở thông tin về ngành học để đưa ra những lựa chọn phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.

Tổng hợp

Written by vanhocquenha · Categorized: Giáo Dục

Th5 29 2020

Đánh giá về ngành Dược và cơ hội việc làm hiện nay

Không chỉ có triển vọng nghề nghiệp lớn, mà ngành Dược còn có mức thu nhập khá ổn định. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin về ngành Dược và cơ hội việc làm hiện nay.

1. Đánh giá về ngành Dược và cơ hội việc làm

Ngành Dược đang giữ vai trò quan trọng và là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống ngành y tế. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nhân lực ngành Dược vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của xã hội. Đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ từ cao đẳng trở lên.

Theo thống kê của Cục quản lý Dược, vào năm 2015, tỷ lệ Dược sĩ trên dân số của nước ta mới chỉ đạt 2,2/10.000 dân. Bên cạnh đó, số lượng lớn Dược sĩ chủ yếu phân bố ở các thành phố, còn tại nông thôn hay ở tuyến cơ sở thì nhân lực Dược sĩ chưa có hoặc có rất ít. Trong đó, đa phần Dược sĩ làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các bệnh viện và cơ sở sản xuất kinh doanh Dược phẩm. 

ngành dược và cơ hội việc làmĐánh giá về ngành Dược và cơ hội việc làm hiện nay

Bên cạnh đó, nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực, điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy nghiên cứu, sản xuất dược phẩm. Từ thực tế khách quan trên, có thể thấy cơ hội việc làm ngành Dược rất rộng mở. Do đó, sinh viên tốt nghiệp ngành Dược sẽ không bao giờ phải lo gánh nặng việc làm.

2. Mức lương ngành Dược học

Với những kiến thức và kỹ năng được trang bị trong nhà trường, sinh viên ngành Dược có thể đảm nhiệm những công việc, vị trí linh hoạt khác nhau. Do đó, mức lương của ngành Dược cũng rất đa dạng.

Thực tế, mức lương của ngành này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như bằng cấp, đơn vị công tác, kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn… Chính vì vậy, mức thu nhập của ngành này có sự chênh lệch khá lớn, dao động từ 4 – 20 triệu/ tháng. Có thể phân mức lương của ngành Dược như sau:

  • Đối với những sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Còn đối với những người có nhiều kinh nghiệm hơn, mức thu nhập trung bình sẽ từ 8 – 11 triệu đồng/ tháng.
  • Đối với những trường hợp tự mở nhà thuốc tư nhân, thì thu nhập của Dược sĩ sẽ rất khủng, đó là nguồn thu khó mà có thể thống kê được.

Mức lương của ngành Dược cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng của mỗi cá nhân nên khó đưa ra một con số cụ thể. Tuy nhiên, so với những ngành nghề khác thì mức lương của ngành này vẫn được đánh giá cao hơn.

ngành dược và cơ hội việc làmĐánh giá về ngành Dược và cơ hội việc làm hiện nay

3. Học ngành Dược cần có những tố chất gì?

Ngành Dược là một trong những ngành nghề được xếp vào danh sách những nghề cao quý, bởi lĩnh vực này liên quan đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng động. Vì vậy, để học tốt ngành Dược đòi hỏi người học cần có những tố chất và kỹ năng dưới đây.

Có tư duy logic

Đây là yếu tố quan trọng giúp người học tiếp thu kiến thức khoa học của các môn về Dược một cách nhanh hơn và nhớ lâu. Với ngành Dược, bạn không cần phải có trí thông minh vượt trội, nhưng lại đòi hỏi bạn có tư duy logic và chặt chẽ. 

Bên cạnh đó, ngành Dược là lĩnh vực liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người nên việc chẩn đoán và điều trị bệnh không bao giờ đưa ra suy luận cá nhân. Do đó, tư duy logic rất cần thiết trong ngành y dược để kết nối thành hệ thống thông tin, từ đó giúp cho việc chẩn đoán được chính xác hơn.

Đức tính chăm chỉ, cần cù

Đây là yếu tố quyết định bạn có học tốt ngành Dược không. Bởi để tốt nghiệp ngành học này, sinh viên phải đến lớp đầy đủ, đúng giờ. Trong giờ học cần tập trung nghe giảng để có thể hiểu và ghi nhớ kiến thức. Bên cạnh đó, người học cần chăm chỉ đọc và tìm hiểu các kiến thức qua các sách tham khảo về chuyên ngành Dược.

ngành dược và cơ hội việc làmĐánh giá về ngành Dược và cơ hội việc làm hiện nay

Cẩn thận và ham học hỏi

Ngành Dược yêu cầu bạn phải có tính cẩn trọng rất cao, bởi vì mỗi quyết định của Dược sĩ đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Chỉ cần một sai sót nhỏ hoặc sự vô trách nhiệm là có thể gây ra hậu quả khôn lường. Do đó, trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh, Dược sĩ cần phải đưa ra chỉ dẫn chính xác tuyệt đối. Bên cạnh đó, sự ham học hỏi và chủ động trau dồi kiến thức sẽ giúp Dược sĩ nhanh chóng thành công trong lĩnh vực này.

Có kỹ năng giao tiếp và lắng nghe

Đây là những kỹ năng quan trọng đối với sinh viên ngành Dược. Bởi những người làm việc trong ngành này đều có đặc thù công việc là chăm sóc và tư vấn sức khỏe bệnh nhân. Vì vậy, họ cần có khả năng giao tiếp thuần thục và khả năng lắng nghe người khác trao đổi.

Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành Dược và cơ hội việc làm hiện nay, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành học này để đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Tổng hợp

Written by vanhocquenha · Categorized: Giáo Dục

Th8 30 2019

Tài chính ngân hàng thi khối nào? Học ở đâu?

Khi mà nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển thì ngành tài chính ngân hàng trở thành một trong những ngành hot được nhiều bạn trẻ theo học. Vậy, ngành tài chính ngân hàng thi khối nào? Xét tuyển môn gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý độc giả. 

1. Tài chính ngân hàng thi khối nào?

Tài chính ngân hàng là một trong những ngành học tương đối rộng mở, có liên quan tới các dịch vụ luân chuyển tài chính và tiền tệ. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, Tài chính ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thông qua các ngân hàng, công ty tài chính nhằm được thanh toán và bảo lãnh, chi trả trong nội địa cũng như quốc tế. Đây là một trong những ngành học hot và khá lý tưởng, được nhiều sinh viên lựa chọn theo học. 

Vì là một ngành hot, được nhiều trường Đại học đào tạo nên không quá khó hiểu khi Tài chính ngân hàng lại là ngành học có tổ hợp môn xét tuyển đa dạng. Cụ thể, ngành này xét tuyển khối A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Vật lý – Tiếng Anh), D01 (Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh), D11 (Ngữ văn – Vật lý – Tiếng Anh), D09 (Toán – Lịch sử – Tiếng Anh), D10 (Toán – Địa lý – Tiếng Anh).

 

Tài chính ngân hàng thi khối nào? Học ở đâu?Tài chính ngân hàng thi khối nào? Học ở đâu?

Ngoài ra, những khối ngành khác như C01 (Ngữ văn – Toán – Vật lý), C14 (Ngữ văn – Toán – Giáo dục công dân), C04 (Ngữ văn – Toán – Địa lý), D07 (Toán – Hóa học – Tiếng Anh), C02 (Ngữ văn – Toán – Hóa học), D96 (Toán – Khoa học xã hội – Tiếng Anh) hay D90 (Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh) cũng là những khối xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng.

2. Sinh viên ngành tài chính ngân hàng ra trường làm gì?

Sau khi ra trường, các cử nhân ngành Tài chính ngân hàng có thể đảm nhận, làm việc ở khá nhiều vị trí khác nhau như Chuyên viên định giá tài sản; Chuyên viên kinh doanh tiền tệ; Chuyên viên kế toán, kiểm toán ngân hàng; Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp; Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn; Nhân viên kinh doanh ngoại tệ; Chuyên viên tài trợ thương mại;…

Không chỉ làm việc tại các ngân hàng, sinh viên ngành Tài chính ngân hàng còn có thể làm việc tại các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Cục thuế, công ty chứng khoán, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng,…

Theo thống kê từ nhiều nguồn tin, có tới hơn 90% sinh viên ngành Tài chính ngân hàng tìm việc làm đúng chuyên ngành sau khi ra trường. Các bạn trẻ sẽ sở hữu những năng lực vô cùng tốt để có thể làm việc tại các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đáng chú ý, rất nhiều bạn trẻ đã sớm đảm nhận cá vị trí trưởng phòng, phó phòng tại các chi nhánh của các ngân hàng uy tín hàng đầu cả nước. Theo dự kiến, nhu cầu tuyển dụng vào ngành ngân hàng năm 2020 sẽ đạt con số 130.000. 

Đầu vào của ngành tài chính ngân hàng được đánh giá là không hề dễ dàng, có sự cạnh tranh khá gắt gao. Chính vì thế, các bạn trẻ phải nỗ lực, cố gắng phấn đấu học tập nhiều hơn nữa để có thể hoàn thiện bản thân mình. Từ đó có thể thi đỗ vào các trường chuyên đào tạo về ngành Tài Chính ngân hàng. 

Ngành tài chính ngân hàng thi khối nào?Ngành tài chính ngân hàng thi khối nào?

3. Nên học ngành Tài chính ngân hàng ở đâu? 

Ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế đất nước đang dần hồi phục và phát triển nên ngành Tài chính ngân hàng cũng được khá nhiều bạn trẻ theo đuổi. Vì thế, các trường Đại học, Cao đẳng chuyên đào tạo về ngành Tài chính ngân hàng ngày càng xuất hiện nhiều. 

Để có thể chọn môi trường đào tạo lý tưởng, các bạn nên chọn những ngôi trường đào tạo ngành tài chính ngân hàng chất lượng như Đại học Ngoại thương, Đại học kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại, Đại học kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội,… Nhìn chung, đây đều là những ngôi trường uy tín, chất lượng, sở hữu môi trường đào tạo vô cùng lý tưởng. 

Học Tài chính ngân hàng ở những ngôi trường này, các em sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và nâng cao liên quan nhiều tới các lĩnh vực tiền tệ, tài chính, kế toán, thống kê, hoạt động bảo hiểm,… tại các ngân hàng hay doanh nghiệp. Ngoài ra, các bạn trẻ cũng sẽ có khả năng đảm trách, làm việc tại các tập đoàn, công ty tài chính với các nghiệp vụ như kiểm soát và quản lý rủi ro, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, thanh toán tiền tệ, phân tích tài chính, thẩm định tài sản doanh nghiệp, huy động vốn, kế toán ngân hàng, quản trị hoạt động ngân hàng,… 

Trên đây là bài viết về vấn đề tài chính ngân hàng thi khối nào? Học ở đâu? theo những góc nhìn khách quan và đa chiều của tác giả. Hy vọng bài viết sẽ đem đến những thông tin về ngành Tài chính ngân hàng hữu ích để các bạn trẻ có các kiến thức mới lạ nhất. Các bạn cũng có thể chọn Cao đẳng Y Hà Nội. Chúc các bạn thành công trên con đường mà mình đã chọn. 

Written by vanhocquenha · Categorized: Giáo Dục

Th8 30 2019

Ngành Công nghệ thông tin lương bao nhiêu? Ra trường làm gì? 

Theo học ngành Công nghệ thông tin, các bạn trẻ có thể đảm nhận khá nhiều công việc và vị trí khác nhau. Vậy, ngành Công nghệ thông tin lương bao nhiêu? Ra trường làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý độc giả giải đáp mọi thắc mắc. 

1. Ngành Công nghệ thông tin lương bao nhiêu?

Học ngành Công nghệ thông tin sau khi ra trường, tùy thuộc vào kiến thức chuyên môn cũng như trình độ kỹ năng mà các bạn trẻ có thể làm việc ở những vị trí khác nhau, hưởng lương khác nhau. Mức lương cũng có sự biến động nhất định đối với những bạn làm việc tại tỉnh, thành phố hay các doanh nghiệp nước ngoài,… 

Đối với những bạn sinh viên ngành Công nghệ thông tin mới ra trường, mức lương mà các bạn có thể nhận được là 6 đến 12 triệu đồng. Trong vài tháng thử việc đầu tiên, mức lương của bạn là 6 triệu đồng/tháng. Nếu thể hiện được bản thân mình qua vài tháng thử việc, mức lương của bạn sẽ dần nâng lên 8 – 12 triệu/tháng.

Ngành Công nghệ thông tin lương bao nhiêu? Ra trường làm gì? Ngành Công nghệ thông tin lương bao nhiêu? Ra trường làm gì?

Nếu các bạn đã sở hữu nhiều năm kinh nghiệm cùng với việc đã tham gia nhiều dự án từ nước ngoài thì mức thu nhập thì mức thu nhập của các bạn sẽ được nâng lên đáng kể. Lúc đó, lương của các bạn có thể đã được tính bằng tiền USD chứ không phải là tiền Việt nữa. 

Với các junior level và lập trình viên mới ra trường, mức lương của họ là 6 đến 8 triệu đồng. Những người sở hữu kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm thì hưởng mức thu nhập trung bình khoảng 15 đến 20 triệu/tháng. Với những lập trình viên đã chinh chiến 5 – 7 năm, thu nhập của họ là 30 triệu/tháng là điều hết sức bình thường. Nếu là người sở hữu kinh nghiệm trên 7 năm, mức lương của các bạn lại càng cao hơn khá nhiều tùy vào năng lực và tố chất của các bạn.

2. Học Công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Công nghệ thông tin là một lĩnh vực khá hot, được nhiều bạn trẻ theo học nên cơ hội việc làm của ngành nghề này cũng được đánh giá là khá lý tưởng. Các bạn trẻ học Công nghệ thông tin sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí như:

Lập trình viên Công nghệ thông tin – IT programmer

Đây chính là những người tạo ra, kiểm thử các chương trình và xử lý các vấn đề của máy tính. Hầu hết họ làm việc tại các công ty lập trình thiết kế và bán phần mềm. Tại Mỹ, mức lương của lập trình viên Công nghệ thông tin – IT programmer dao động từ 51,500 USD tới 88,000 USD.

Chuyên gia phân tích hệ thống – System Analyst

Đây là những người sẽ lên kế hoạch khảo sát, thiết kế và phân tích, triển khai, phát triển và bảo trì các tài nguyên máy tính trong công ty để sử dụng một cách tốt nhất. Mức lương khi làm việc tại Mỹ là 54,500 USD tới 87,500 USD.

Quản trị cơ sở dữ liệu – Database Administrator

Người làm công việc này sẽ sử dụng các phần mềm quản trị dữ liệu để xác định cách thức tổ chức và truy cập dữ liệu của công ty một cách hiệu quả nhất, đảm bảo tính bảo mật của cơ sở dữ liệu cũng như sao lưu hệ thống. Ở thời điểm hiện tại, Quản trị cơ sở dữ liệu – Database Administrator là một ngành nghề khá hot ở thời điểm hiện tại và sẽ rất phát triển trong tương lai. Mức lương của những người làm công việc này tại Mỹ là 48,500 USD đến 85,500 USD.

Nhà quản lý hệ thống thông tin – Information System Manager

Công việc của những người này đó chính là giám sát công việc của các lập trình viên hay làm các chuyên gia máy tính khác. Nhà quản lý hệ thống thông tin thường dành cho những ai đã làm quản lý hoặc cố vấn trước đó. Thu nhập của ngành nghề này tại Mỹ là 80.000 USD đến 130.000 USD. 

Chuyên gia mật mã – Cryptographer

Chuyên gia mật mã là những người thiết kế, phá vỡ và thực hiện các công việc liên quan tới nghiên cứu mật mã. Đây là những công việc của các nhà quản trị mạng hay các kỹ năng bảo mật thông tin. Các chuyên gia mật mã có thể làm tư vấn mật mã và có địa vị nhất định tại các cơ quan chính phủ hay các tập đoàn lớn. 

Quản trị mạng – Network Administrator

Đây là những người quản lý mạng WAN hay LAN của công ty. Trách nhiệm chính của họ là thiết kế, cài đặt và duy trì sự hoạt động của các mạng nói trên, họ sẽ chẩn đoán và khắc phục những sự cố về mạng. Nhìn chung, đây là một trong những công việc sẽ có số lượng việc làm tăng nhanh trong tương lai. Mức lương của người làm Quản trị mạng tại Mỹ là từ 48,500 USD đến 79,000 USD.

Kỹ sư phần mềm – Software Engineer

Nhiệm vụ chính của các kỹ sư phần mềm đó chính là phân tích nhu cầu người dùng và tạo ra các phần mềm ứng dụng. Họ sở hữu kinh nghiệm lập trình khá lý tưởng. Dựa vào các nguyên lý kỹ thuật hay toán học, họ sẽ thiết kế và phát triển phần mềm. 

Quản trị Web – Webmaster

Mức lương ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam như thế nào?Mức lương ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam như thế nào?

Đây là những người duy trì và phát triển website cũng như các tài nguyên của website. Thông thường, công việc này bao gồm các trách nhiệm sao lưu, cập nhật, xây dựng và thiết kế phát triển trang web, giám sát lưu lượng người truy cập trên trang web và khuyến khích người dùng ghé thăm trang web. 

Các quản trị web cũng có thể cộng tác, hợp tác với các nhân viên truyền thông để có thể tăng lưu lượng trang web, có thể tham gia vào việc phát triển quảng cáo trên web. Đáng chú ý, những người được ưu tiên tuyển dụng là những người đã có kinh nghiệm sử dụng các phần mềm như Adobe Flash hay Adobe Illustrator. Ngoài ra, kỹ năng tổ chức tốt, giao tiếp tốt cũng khá quan trọng ở vị trí này.

Kỹ thuật viên máy tính – Computer Technicians

Đây là những người làm về cài đặt, sửa chữa các thành phần và hệ thống máy tính. Các bạn sẽ làm việc trên mọi thiết bị từ máy in, máy chủ đến máy tính cá nhân. Một số kỹ thuật viên có trách nhiệm duy trì hoặc cài đặt mạng máy tính. Với sự bùng nổ và phát triển của công nghệ thì các thiết bị của máy tính cũng sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn. Chính vì thế, nhu cầu công việc trong lĩnh vực này không hề suy giảm. Mức lương mà người làm kỹ thuật viên máy tính tại Mỹ có thể hưởng là 13.5 tới 22.5 USD/giờ. 

Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật – Technical Writer

Các chuyên viên sẽ chuẩn bị báo cáo kỹ thuật, tài liệu hướng và các văn bản khoa học hay các kỹ thuật khác. Đáng chú ý, hầu hết các chuyên viên viết bài tài liệu kỹ thuật làm cho viện nghiên cứu, cơ quan chính phủ hay các công ty máy tính. Họ sẽ chuyển các thông tin kỹ thuật thành những văn bản tóm tắt khá dễ hiểu. Mức lương công việc tại Mỹ là từ  46,500 USD đến 76,500 USD.

3. Nên học Công nghệ thông tin ở đâu?

Để có thể theo đuổi ngành Công nghệ thông tin một cách tốt nhất, các bạn có thể chọn học tại các trường Đại học như Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học FPT, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, học viện kỹ thuật quân sự, học viện kỹ thuật mật mã, Đại học Bách Khoa,… 

Nhìn chung, đây đều là những ngôi trường sở hữu chất lượng đào tạo ngành Công nghệ thông tin khá lý tưởng. Theo học ở những ngôi trường này, các bạn hoàn toàn không quá lo lắng về vấn đề đầu ra sau khi ra trường. 

Trên đây là bài viết về ngành Công nghệ thông tin lương bao nhiêu? Ra trường làm gì theo những góc nhìn tổng quan của tác giả. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích nhất dành cho bạn đọc. Các bạn cũng có thể chọn trường Cao đẳng Y tế Hà Nội  nếu thích các ngành nghề liên quan tới Y Dược. Chúc các bạn thành công trên con đường mà mình đã chọn. 

Written by vanhocquenha · Categorized: Giáo Dục

  • « Previous Page
  • Page 1
  • Page 2
  • Page 3
  • Page 4
  • …
  • Page 7
  • Next Page »

Copyright © 2022 · Log in