• Skip to content
  • Trang Chủ
  • Văn Chương
  • Âm Nhạc
  • Hội Họa
  • Phim Ảnh
  • Thơ Ca
  • Loại hình nghệ thuật khác
  • Chính Sách Bảo Mật

vanhocquenha

Thơ Ca

Th11 30 2018

Tìm hiểu phong trào thơ mới trong văn học Việt Nam

Phong trào thơ mới là một hiện tượng rất nổi bật trong thơ ca nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung ở thế kỷ 20. Khi phong trào thơ mới vừa xuất hiện đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trong văn học của dân tộc với những tác giả nổi tiếng như: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Huy Cận, Thế Lữ…

Phong trào thơ mới

Thơ mới là một hiện tượng thơ ca gây ra không ít sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu, phê bình văn học và độc giả của từng thời kỳ phát triển trong lịch sử xã hội nước ta. Hiện nay, việc đánh giá thơ mới vẫn còn diễn ra rất sôi nổi.

Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem phong trào thơ mới là gì qua những đánh giá và nhận xét của các bậc thầy đi trước. Chúng tôi tin rằng qua những thông tin được cung cấp trong bài viết này các bạn sẽ tìm được cho mình một câu trả lời phù hợp nhất cho những thắc mắc của mình.

Quan niệm về thơ mới khi so sánh với thơ cũ

Phong trào thơ mới là gì? Chính cha đẻ đề xướng ra phong trào thơ mới – nhà thơ Phan Khôi cũng chưa biết nên gọi là gì mà chỉ giới thiệu đôi nét về nó thông qua Phụ nữ Tân văn số 122, 1932. Nhà thơ Phan Khôi đã chia sẻ như sau: “..Tôi sắp toan bày ra một lối Thơ mới. Vì nó chưa thành thục nên chưa có thể đặt tên là lối gì được, nhưng có hiểu đại khái ý nghĩa của lối Thơ mới này ra, là: đem ý có thật trong tâm khảm mình thể hiện ra bằng những câu, có vần mà không phải bó buộc bởi niêm hay luật gì hết”.

Một năm sau, cũng trên Phụ nữ Tân văn (số 211), đã chia sẻ ý kiến của nhà diễn thuyết Nguyễn Thị Khiêm  – một trong những người đầu tiên ủng hộ phong trào thơ mới. Bà cho rằng: “Muốn cho sự tình tứ không vì khuôn khổ mà mất đi thì chúng ta cần có một lối thơ khác có lề lối và nguyên tắc rộng hơn. Thể thơ này rất khác với thơ ca xưa nên gọi là Thơ mới”.

Theo ý kiến 2 nhà thơ trên thì thơ mới chính là một thể loại thơ tự do. Khoảng 10 năm sau, khi thơ mới đã bắt đầu ổn định và có vị trí trong nền văn học Việt Nam thì chính lúc đó nhà thơ Hoài Thanh, Hoài Chân đã đưa ra nhận định của bản thân tổng kết lại về phong trào: “Chúng ta không thể hiểu theo cách định nghĩa của ông Phan Khôi. Thể thơ tự do chỉ là một phần nhỏ trong phong trào của thơ mới. Trước hết, phong trào thơ mới chính là một cuộc thí nghiệm táo bạo để có thể định lại những giá trị của khuôn phép xưa”.

Trong cuộc thí nghiệm này “trong trào thơ mới đã bỏ đi được rất nhiều khuôn phép trong thơ ca cũ nhưng cũng từ đó mà có nhiều khuôn phép càng trở nên bền vững hơn… những khuôn phép mới xuất hiện trong trào thơ mới có một số bị tiêu trầm như: thơ mười hai chữ, thơ mười chữ, thơ tự do hoặc khuôn phép sắp tiêu trầm như cách gieo vần theo thể thơ của Pháp”.

Thông qua những cuộc thí nghiệm dựa trên sự vận dụng sáng tạo các thể thơ truyền thống của các nhà thơ mới, các tác giả trong nền thơ ca của Việt Nam cũng đã đưa ra được kết quả để chứng minh cho những nhận định của mình.

phong trào thơ mới

Đến năm 1971, Hà Minh Đức đã thống kê lại 168 bài thơ của 45 nhà thơ mới được tổng hợp lại trong tập Thi nhân Việt Nam bởi Hoài Thanh, Hoài Chân và đưa ra được một kết luận: “Nhìn chung tất cả những thể thơ 8 từ, 7 từ, 5 từ, lục bát là những thể thơ được sử dụng phổ biến nhất trong phong trào thơ mới”.

Qua những những kết luận về thể thơ được sử dụng phổ biến trong phong trào thơ mới của Hà Minh Đức chúng ta có thể thấy được những nhận xét ban đầu của Hoài Thanh, Hoài Chân là rất xác đáng và có giá trị.

Đi tìm câu trả lời chính xác nhất về khái niệm của thơ mới, các  tác giả “Thi nhân Việt Nam” chỉ dừng lại ở việc sử dụng chữ “Tôi” và đưa ra nhận xét rằng đó là điều quan trọng, là tinh thần của thơ mới.

Quan niệm như vậy về thơ mới là rất có chừng mực và đúng đắn, tiến gần được với thực chất của vấn đề. Ý kiến của các nhà thơ mới như: Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan cũng xoay quanh ý kiến của Hoài Thanh, Hoài Chân.

Quan niệm về thơ mới khi so sánh với thơ cách mạng

Bên cạnh những quan niệm về thơ mới được đưa ra bằng cách so sánh với thơ cũ như đã nêu ra ở trên, một quan niệm về thơ mới được đưa ra bằng cách so sánh với thơ cách mạng cũng rất đáng để chú ý tới. Ví dụ như: “Thơ mới ở đây chính là một trong trào thơ ca theo trường phái lãng mạn 1932 – 1945 màn quan điểm nghệ thuật vì nghệ thuật và tư tưởng của hệ tư sản” – (Phan Cự Đệ 1997:22); “ Phong trào thơ mới cũng giống như khuynh hướng lãng mạn nói chung là sự biểu hiện của cá nhân tư sản” – (nhóm Lê Quý Đôn 1957:290); “Thơ mới ở trong thời kỳ này thể hiện sự không bằng lòng với cuộc sống đang xảy ra trước mắt và nó còn hướng người đọc vào những con đường bế tắc” – (Viện Văn học, 1964:79).

Những quan điểm này rõ ràng là đã đánh giá quá thấp, phê phán rất nặng nề về nội dung tư tưởng cũng như tác dụng của phong trào thơ mới dù học có vạch ra được một ranh giới giữa thơ cách mạng và kháng chiến trước và sau năm 1945 với phong trào thơ mới.

Hiện nay, thơ mới được rất nhiều nhà nghiên cứu văn học đánh giá cao, họ gần như muốn đánh đồng thơ mới cùng với thơ ca Việt Nam hiện đại.

Phải nói, đầu thế kỷ 20 phong trào thơ mới là một hiện tượng của văn học có giá trị rất lớn. Phạm vi lịch sử cụ thể của phong trào thơ mới chính là từ năm 1930 đến năm 1945, thời gian trước đó nó chỉ là mầm mống và có rất nhiều thể loại thơ khác không thuộc phong trào thơ mới và từ sau năm 1945 thì lại càng không phải là thơ mới. Trong thời gian này, phong trào thơ mới đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể nhưng cũng không thể tránh khỏi những hạn chế.

Chính vì thế, thơ mới đã có một vị thế riêng và bộ mặt riêng nhưng chỉ là một bộ phận chứ không phải là thơ ca hiện đại và cần được đánh giá một cách xứng đáng.

Written by ngoc anh · Categorized: Thơ Ca

Th11 27 2018

Thơ đường luật là gì? Luật được sử dụng trong thơ đường luật là gì?

Cần phải hiểu rõ thơ đường luật là gì và các luật được sử dụng để có thể hiểu hơn về thể loại thơ này hoặc làm ra những tác phẩm để đời.

Thơ đường luật

Thơ đường luật là gì?

Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với các luật được xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển rất mạnh mẽ không chỉ trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng ở một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng và tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung.

Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể để đối lập và phân biệt với thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo các luật ấy.

Thơ Đường luật có một hệ thống các quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục.

Xét về hình thức thì thơ đường luật được chia thành các dạng như;

  • Thất ngôn bát cú: tám câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất của thể thơ Đường luật.
  • Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ
  • Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ
  • Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ

Ngoài những dạng được kể trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân theo những nguyên tắc này.

Tìm hiểu về thơ đường luật tại một số quốc gia

Việt Nam

Bởi vì văn chương chính thống, hệ thống giáo dục và khoa cử tại Việt Nam thời kỳ trung đại đều sử dụng tiếng Hán nên người Việt cũng sử dụng tiếng Hán và các thể loại thơ của người Trung Hoa để sáng tác thơ văn trong đó có cả thơ đường Luật.

Người đầu tiên đưa tiếng Việt vào trong thơ văn của Việt Nam chính là Nguyễn Thuyên, ông đã đặt ra thể thơ Hàn luật. Đây là một thể thơ kết hợp giữa thơ Đường luật cùng với các thể loại thơ của dân tộc Việt.

Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Sau khi phong trào thơ mới xuất hiện thì số người sử dụng luật thi đã bị giảm đáng kể.

Nhật Bản

Vào khoảng thế kỷ thứ 5, chữ Hán đã bắt đầu du nhập vào Nhật Bản. Khi thái tử Shotoku (Thánh Đức) bắt đầu nhiếp chính vào năm 593 đã ban hành một hiến pháp “Thập thất điều” và gửi rất nhiều phái đoàn sang nhà Đường để du học.

Năm 710, Nữ hoàng Genmei đã rời đô về Nara và đặt tên là Heijo-kyo (Bình Thành Kinh). Năm 794 Thiên hoàng Kammu rời đô về Heian và thành lập kinh đô (Heian-kyo, Bình An Kinh). Đây chính là thời kỳ Nhật Bản mô phỏng thời nhà Đường của Trung Hoa từ kiến trúc đô thành, văn hóa, nghi thức đến cả văn học. Thời kỳ này kéo dài ít nhất đến khi Nhật Bản ngừng cử những phái đoàn sang giao lưu và học tập với đại lục năm 894. Thơ văn chữ Hán trở thành văn học cửa công và đồng nghĩa với các sinh hoạt cung đình.

Thành tựu đáng chú ý nhất mà người Nhật Bản đạt được với thể loại thơ Đường luật chính là Kaifuso (Hoài phong tảo, 751). Tập thơ này gồm có 120 bài thơ được sáng tác bằng chữ Hán của rất nhiều nhà thơ tiêu biểu từ hoàng đế  và các thành viên quý tộc, hoàng tộc cho đến những tăng lữ đến từ Trung Hoa nhập quốc tịch vào Nhật Bản. Các sáng tác đa phần được thực hiện trong khoảng thế kỷ thứ 7 và 8, thể thơ được sử dụng chủ yếu trong tập thơ này chính là bát cú, tứ tuyệt, ngũ ngôn.

Thơ đường luật

Luật

Đối âm (luật bằng trắc)

Luật thơ Đường sẽ căn cứ dựa trên thanh trắc và thanh bằng, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng bao gồm những chữ không có dấu hoặc dấu huyền; thanh trắc bao gồm tất cả các dấu còn lại: sắc, hỏi, ngã, nặng.

Những bài có luật bằng là bài sử dụng thanh bằng trong chữ thứ hai của câu đầu tiên nếu chữ thứ 2 trong câu đầu tiên mà sử dụng thanh sắc thì được gọi là luật trắc. Chữ thứ 2 và chữ thứ 6 trong cùng một câu phải giống nhau về thanh điệu và đồng thời chữ thứ 4 không được có thanh điệu giống với 2 chữ kia.

Ví dụ nếu chữ thứ 2 và thứ 6 đã sử dụng thanh trắc thì chữ thứ 4 bắt buộc phải sử dụng thanh bằng hoặc ngược lại. Nếu một câu thơ trong bài thơ đường luật không sử dụng quy tắc này sẽ được gọi là “thất luật”.

Đối ý

Một nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại đường luật chính là ý nghĩa của câu thứ 3, thứ 4 phải đối nhau và cả 2 câu thứ 5, thứ 6 cũng phải đối nhau.

Đối chính là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép và nó bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là động từ đối động từ, danh từ với danh từ. Đối cảnh là cảnh đội đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới…

Nếu trong một bài thơ đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau hoặc những câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi “thất đối”.

Một số dạng thơ đường luật

Thất ngôn bát cú

Thơ thất ngôn bát cú chính là một thể loại thơ cổ xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa, đến thời Đường đã được các nhà thơ đặt lại quy tắc rõ ràng, cụ thể hơn và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ đó. Đặc điểm của thể loại thơ này chính là mỗi bài thơ sẽ có 8 câu và mỗi câu có 7 chữ, đồng thời tuân theo một quy tắc rất chặt chẽ.

Thất ngôn tứ tuyệt

Thực chất chính là một bài “thất ngôn bát cú” nhưng đem bỏ đi 4 câu đầu hoặc 4 câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần… vẫn được giữ nguyên, tuy nhiên có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6. Lúc này sẽ trở thành một bài thơ “4 câu 3 vần” mà Nguyễn Du đã sử dụng để viết truyện Kiều.

Ngũ ngôn tứ tuyệt

Thực chất chính là một bài thất ngôn tứ tuyệt nhưng đem bỏ đi 2 chữ đầu ở mỗi câu; các chữ và luật sử dụng còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.

Ngũ ngôn bát cú

Cũng là biến thể từ bài thất ngôn bát cú nhưng bỏ 2 chữ đầu ở mỗi câu mà thành, vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần ở các chữ còn lại.

Khi làm thơ Đường Luật thì chúng ta phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không tuân theo đúng quy tắc thì dù nội dung bài thơ của bạn có hay đến mấy đi nữa thì cũng không được chấp nhận.

vanhocquenha.vn – Văn Chương

Written by ngoc anh · Categorized: Thơ Ca

Copyright © 2021 · Log in