Mashup là gì? Khả năng lan tỏa của Mashup trong âm nhạc Việt?

Mashup là gì? Khả năng lan tỏa của Mashup trong âm nhạc Việt?

Mashup là gì? Khả năng lan tỏa của Mashup trong âm nhạc Việt? Tất cả những điều này sẽ được chúng tôi giải đáp đến bạn đọc, trong nội dung của bài viết này. Là người nghe âm nhạc, quan tâm đến Mashup thì đừng bỏ bài viết nhé các bạn!

Mashup là gì?

Mashup là một thuật ngữ được sử dụng trong âm nhạc, để nói về việc ghép (hoặc là tự hát lại và nó còn được gọi với một cái tên khác là nhạc Cover) những video, bài hát không có nội dung liên quan đến nhau để trở thành 1 clip hoàn chỉnh, cũng có thể là một bản nhạc hoàn chỉnh có nhiều giai điệu khác nhau. Mashup xuất hiện như là một hiện tượng âm nhạc ở trên thế giới bắt đầu từ năm 2012 cho đến thời điểm hiện tại, Mashup giờ có mức độ phủ sóng phổ biến cũng như nhận được sự yêu thích từ giới trẻ lớn.

Mashup là gì? Khả năng lan tỏa của Mashup trong âm nhạc Việt?

Với Mashup nó được nhiều người yêu thích, không chỉ là cho ra những sản phẩm âm nhạc độc và lạ mà đây cũng là sân chơi dành cho tất cả các đối tượng có niềm đam mê với âm nhạc, muốn thỏa sức sáng tạo nhưng không bị bắt buộc nằm trong nhóm dân chơi âm nhạc chuyên nghiệp.

Khi tạo ra một sản phẩm âm nhạc thuộc thể loại Mashup, bạn có thể kết hợp trong đó cùng 1 lúc từ 3, 5, 10 hay thậm chí lên đến 30 bản nhạc. Với âm nhạc trong Mashup, bạn có thể thu âm, có thể hát bài hát theo phong cách chính bản thân mình hoặc là hòa trộn vào đó nhiều biến tấu chẳng cần giống một ai,… Đây chính là điểm giúp cho Mashup trở nên hấp dẫn.

Từ khi Mashup xuất hiện, có khá nhiều nghệ sĩ trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã thử sức với nó. Thế nhưng, để có được thành công thì không phải ai cũng làm được, bởi Mashup cần người chơi biết cách biến những đoạn phim – đoạn nhạc vô cùng rời rạc và trái ngược nhau trở thành thể thống nhất – hoàn chỉnh. Trong đó, cần có sự hòa quyện của âm nhạc và hình ảnh, chứ không phải là cho sản phẩm đơn giản với những hình ảnh cắt ghép vô cùng đơn thuần.

Khả năng lan tỏa của Mashup trong âm nhạc Việt?

Sau khi xuất hiện trên thị trường âm nhạc thế giới vào năm 2012, thì Mashup cũng nhanh chóng xâm nhập vào âm nhạc Việt. Ngay khi vào Việt Nam, âm nhạc thuộc Mashup cũng có bước phát triển vượt bậc, tạo ra nhiều ca khúc đình đám và có tiếng vang lớn, được nhiều người yêu thích.

Tại Việt Nam ta, điểm độc đáo trong âm nhạc của Mashup mang đến đã trở thành hiện tượng, nét cuốn hút trong giới trẻ. Người đi tiên phong trong phong cách âm nhạc này là nhạc sĩ – ca sĩ trẻ Nguyễn Hải Phong. Vào tháng 3/2014 anh cho ra đời một bản Mashup 2014 với 8 ca khúc đình đám nhất mà giới trẻ Việt Nam yêu thích trong năm 2013 là: Forever alone – Justatee; Cơn mưa ngang qua – M-TP; Thời gian sẽ trả lời – Justatee ft – Tiên Cookie ft – Big Daddy; Tình yêu màu nắng – Đoàn Thúy Trang ft. Big Daddy;  Đừng nhìn lại – Noo Phước Thịnh; Không cảm xúc – Hồ Quang Hiếu; Anh muốn em sống sao – Bảo Anh; Em không quay về – Hoàng Tôn và Yanbi. Với sự ra đời của bản Mashup này nó đã nhanh chóng tạo thành “cơn sốt” ở trên mạng xã hội, từ đó khơi dậy cảm hứng cho giới trẻ Việt Nam về Mashup. Cũng đã có khá nhiều bản nhạc Mashup, không phải là của nghệ sĩ nổi tiếng của nhạc Việt cho ra đời mà là từ người yêu thích âm nhạc.

Thực tế hiện nay, chúng ta không khó để bắt gặp một video, một đoạn clip âm thanh thuộc vào dạng Mashup. Mặc dù mới tiếp cận với Mashup chưa được lâu, nhưng giới trẻ Việt Nam đã cho ra lò khá nhiều clip sáng tạo và trong đấy hay có – dở cũng có, cũng có cả những bản Mashup hài hước khiến cho khán giả theo dõi mà “cười chảy nước mắt”. Nhìn một cách tổng thể, sự ra đời của Mashup chính là cơ hội tích cực, để cho tất cả mọi người có thể thử sức với niềm yêu thích của bản thân mình. Những sản phẩm họ tạo ra theo dạng Mashup, dù là hay hay không hay thì ít ra cũng đã giúp họ được thỏa mãn với niềm đam mê của mình, cho thấy sự sáng tạo của bản thân để cho ra một sản phẩm đầy thú vị.

Âm nhạc là món ăn tinh thần trong cuộc sống của chúng ta không thể thiếu, âm nhạc có những sáng tạo riêng mà bất cứ một ai cũng có thể tự thực hiện được. Muốn làm những điều này, quan trọng là các bạn có tình yêu với âm nhạc và bạn thực sự mong muốn khám phá nó, thì bạn sẽ tự tìm ra những sáng tạo riêng mà mình cảm giác thú vị – thấy hay. Với Mashup nó không cần có nhiều tính chuyên nghiệp, nên đây là sân chơi lý tưởng mà bất cứ tín đồ âm nhạc nào cũng có thể trải nghiệm. Nhất là với một thị trường âm nhạc mở như Việt Nam hiện nay.

Kết luận

Từ thông tin trong bài viết, các bạn đã hiểu rõ Mashup là gì rồi đúng không? Vì Mashup không đòi hỏi cao ở người sáng tác, nên nếu bạn là người có niềm đam mê âm nhạc và có sức sáng tạo thì nên thử một lần từ mình tạo ra một sản phẩm âm nhạc theo phong cách Mashup của riêng bản thân, đừng lo sẽ bị ai chê bai. Hy vọng, nội dung bài viết đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ và biết nhiều hơn về các thuật ngữ trong âm nhạc.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *