Văn học dân gian là gì? Các thể loại văn học dân gian

Văn học dân gian là gì? Các thể loại văn học dân gian

Văn học dân gian là một phần không thể tách tời của bộ môn văn học nghệ thuật. Tuy nhiên để hiểu rõ văn học dân gian là gì, các thể loại văn học dân gian thì không phải ai cũng biết. Vậy nên trong bài viết dưới đây, vanhocquenha.vn chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích về văn học dân gian Việt Nam nhé.

I. Tìm hiểu văn học dân gian là gì?

Văn học dân gian là gì? Các thể loại văn học dân gian
Văn học dân gian chủ yếu là những tác phầm truyền miệng gắn liên với đời sống của con người

Trước khi biết được các thể loại văn học dân gian chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm này. Theo định nghĩa, văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật truyền miệng được nhóm tập thể sáng tạo, với mục đích là phục vụ cho những sinh hoạt trong đời sống cộng đòng.

Với người Việt, văn học dân gian được xem là cái nôi nuôi dưỡng biết bao thế hệ lớn lên trong tiếng ầu ơ, tiếng hát ru dân tộc. Văn học dân gian không chỉ góp phần thể hiện đời sống lao động, tâm hồn người dân mà còn là mảnh đất màu mỡ chắp cánh cho vườn hoa tình yêu khoe sắc. Qua văn học dân gian, chúng ta sẽ cảm nhận được sự kỳ diệu của ngôn từ, thấy yêu thương quê hương, cuộc sống quanh ta.

II. Những thể loại của văn học dân gian

Bên cạnh khái niệm văn học dân gian thì các thể loại văn học dân gian cũng là vấn đề được nhiều quan tâm. Theo đó, thể loại văn học này gồm các thể loại sau:

  • Thần thoại: Đây là tập hợp những câu truyện dân gian về các vị thần, anh hùng, những nhân vật sáng tạo văn hóa nhằm mục đích chính là lý giải các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên. Đồng thời nó cũng phản ánh quan niệm của người cổ về nguồn gốc của thế giới, đời sống con người. Ví dụ như Lạc Long Quân – Âu Cơ…
  • Truyền thuyết: Là những câu truyện được truyền miệng từ đời này qua đời khác về những nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật của địa phương đó. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong truyền thuyết là khao trương, phóng đại và có những yếu tố hư ảo, thần kỳ. Ví dụ như Thánh Gióng, An Dương Vương…
Những thể loại của văn học dân gian
Thể loại truyện cổ tích
  • Sử thi: Đây là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn. Thể loại này sử dụng ngôn từ có vần, nhịp để xây dựng những hình tượng nghệ thuật làm hoành tráng, hào hùng khi thể về anh hùng, dung sĩ đại diện cho thế giới nào đó. Ví dụ như Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường…
  • Truyện cổ tích: Là thể loại văn học được dân gian sáng tác có xu hướng hư cấu. Nó bao gồm cổ tích thế sự, cổ tích loài vật, cổ tích thần kỳ… Đây là thể loại truyện ngắn, chủ yếu kể về những nhân vật hư cấu như ông bụt, bà tiên… và thường có phép thuật. Ví dụ như sự tích Tấm Cám, Sợ Dừa…
  • Truyện ngụ ngôn: Đây là những tác phẩm dân gian ngắn, có kết cấu ngoặt nghèo thông qua biện pháp ấn dụ hoặc những yếu tố liên quan đến con người để nói bóng gió chuyện đời nhằm nêu lên bài học ý nghĩa, luân lý. Ví dụ như Rùa và thỏ, Con hổ…
  • Truyện cười: Đây là một thể loại khác của văn học dân gian. Nó đa dạng và phức tạp với mục đích chính là gây cười, mua vui, giải trí. Ví dụ như Đẽo cày giữa đường, truyện cười của Nguyễn Ngọc Ngạn, Sang cả mình con…
  • Câu đố: Là những bài văn có vần, nhịp điệu hoặc những câu nói mô tả đồ vật bằng biện pháp dụ, hoặc những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe phải tìm được lời giải đáp. Mục đích của câu đố là rèn luyện tư duy, phục vụ tri thức về đời sống. Ví dụ như “Mình bằng hạt đỗ ăn giỗ cả làng” -> Đáp án là con ruồi…
cac-the-loai-van-hoc-dan-gian
Thể loại truyền thuyết
  • Tục ngữ: Là thể loại văn học dân gian được đúc kết từ kinh nghiệm, tri thức của người xưa dưới dang câu nói có nhịp điệu, rất dễ nhớ và dễ truyền tai nhau. Ví dụ như “Kiến tha lâu đầy tổ”…
  • Cao dao: Đây là những tác phẩm thơ có tính trữ tình, thường kết hợp được với âm nhạc khi diễn xướng. Mục đích các sáng tác cao dao là diễn tả thế giới nội tâm của con người.
  • Chèo: Là những tác phẩm kịch dân gian, phối hợp với các yếu tố trữ tình để ca tụng tấm gương đạo đức, đồng thời nó cũng dùng đẻ phê phán những cái xấu trong xã hội. Ví dụ như Thị Mầu lên chùa…
  • Truyện thơ: Thể loại văn học dân gian này được sáng tác chữ Nôm và được viết chủ yếu theo thể loại lục bát. Ví dụ như Tiễn dặn người yêu, Phạm Công – Cúc Hoa…
  • Vè: Là những tác phầm dân gian sáng tác có vần với lối kể mộc mạc. Phần lớn những tác phẩm vè nói về các yếu tố, sự kiện mang tính thời sự của làng, của đất nước.

III. Đặc trưng của văn học dân gian

Ngoài các thể loại văn học dân gian trên thì thể loại văn học này còn có 3 nét đặc trưng chính, đó là tính hợp nguyên, tính tập thể và gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Cụ thể như sau:

1. Tính hợp nguyên

Có thể nói những tác phẩm văn học dân gian chính là bộ bách khoa toàn thư của người dân. Tính hợp nguyên trong thể loại văn học này nhằm phản ánh tình trạng ý thức xã hội thời kỳ nguyên thủy, khi mà lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hóa.

Sau này, tính hợp nguyên trong văn học dân gian vẫn được phát huy về mặt nội dung để phản ánh thực trạng của xã hội. Bởi đa số tác của của văn học dân gian chính là người dân.

Đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết của người dân

2. Tính tập thể

Tính tập thể của văn học dân gian thường được người dân biết đến qua quá trình sử dụng tác phẩm đó. Vấn đề quan tọng nhất của thể loại văn học này là những tác phẩm đó có được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không.

Cái truyền thống của văn học dân gian được biết đến là sự sáng tác một các chớp nhoáng không cần sự chuẩn bị trước; một mặt nó là sự quy định về khuôn khổ trong việc sáng tác.

3. Gắn liền với quần chúng

Văn học dân gian là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Vì thế mà những tác phẩm văn học dân gian, những bài hát ru luôn gắn liền với cuộc sống của biết bao thế hệ người Việt. Đặc biệt, đời sống sinh hoạt của người dân cũng chính là môi trườn phát triển của những tác phẩm văn học dân gian.

Tóm lại, văn học dân gian là di sản nghệ thuật được truyền qua nhiều thế hệ và cũng là phần nội dung không thể thiếu trong chương trình học phổ thông từ xưa đến nay. Hy vọng qua những thông tin về các thể loại văn học dân gian trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về thể loại văn học này.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *