• Skip to content
  • Trang Chủ
  • Văn Chương
  • Âm Nhạc
  • Hội Họa
  • Phim Ảnh
  • Thơ Ca
  • Loại hình nghệ thuật khác
  • Chính Sách Bảo Mật

vanhocquenha

ngoc anh

Th11 30 2018

Tìm hiểu phong trào thơ mới trong văn học Việt Nam

Phong trào thơ mới là một hiện tượng rất nổi bật trong thơ ca nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung ở thế kỷ 20. Khi phong trào thơ mới vừa xuất hiện đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trong văn học của dân tộc với những tác giả nổi tiếng như: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Huy Cận, Thế Lữ…

Phong trào thơ mới

Thơ mới là một hiện tượng thơ ca gây ra không ít sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu, phê bình văn học và độc giả của từng thời kỳ phát triển trong lịch sử xã hội nước ta. Hiện nay, việc đánh giá thơ mới vẫn còn diễn ra rất sôi nổi.

Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem phong trào thơ mới là gì qua những đánh giá và nhận xét của các bậc thầy đi trước. Chúng tôi tin rằng qua những thông tin được cung cấp trong bài viết này các bạn sẽ tìm được cho mình một câu trả lời phù hợp nhất cho những thắc mắc của mình.

Quan niệm về thơ mới khi so sánh với thơ cũ

Phong trào thơ mới là gì? Chính cha đẻ đề xướng ra phong trào thơ mới – nhà thơ Phan Khôi cũng chưa biết nên gọi là gì mà chỉ giới thiệu đôi nét về nó thông qua Phụ nữ Tân văn số 122, 1932. Nhà thơ Phan Khôi đã chia sẻ như sau: “..Tôi sắp toan bày ra một lối Thơ mới. Vì nó chưa thành thục nên chưa có thể đặt tên là lối gì được, nhưng có hiểu đại khái ý nghĩa của lối Thơ mới này ra, là: đem ý có thật trong tâm khảm mình thể hiện ra bằng những câu, có vần mà không phải bó buộc bởi niêm hay luật gì hết”.

Một năm sau, cũng trên Phụ nữ Tân văn (số 211), đã chia sẻ ý kiến của nhà diễn thuyết Nguyễn Thị Khiêm  – một trong những người đầu tiên ủng hộ phong trào thơ mới. Bà cho rằng: “Muốn cho sự tình tứ không vì khuôn khổ mà mất đi thì chúng ta cần có một lối thơ khác có lề lối và nguyên tắc rộng hơn. Thể thơ này rất khác với thơ ca xưa nên gọi là Thơ mới”.

Theo ý kiến 2 nhà thơ trên thì thơ mới chính là một thể loại thơ tự do. Khoảng 10 năm sau, khi thơ mới đã bắt đầu ổn định và có vị trí trong nền văn học Việt Nam thì chính lúc đó nhà thơ Hoài Thanh, Hoài Chân đã đưa ra nhận định của bản thân tổng kết lại về phong trào: “Chúng ta không thể hiểu theo cách định nghĩa của ông Phan Khôi. Thể thơ tự do chỉ là một phần nhỏ trong phong trào của thơ mới. Trước hết, phong trào thơ mới chính là một cuộc thí nghiệm táo bạo để có thể định lại những giá trị của khuôn phép xưa”.

Trong cuộc thí nghiệm này “trong trào thơ mới đã bỏ đi được rất nhiều khuôn phép trong thơ ca cũ nhưng cũng từ đó mà có nhiều khuôn phép càng trở nên bền vững hơn… những khuôn phép mới xuất hiện trong trào thơ mới có một số bị tiêu trầm như: thơ mười hai chữ, thơ mười chữ, thơ tự do hoặc khuôn phép sắp tiêu trầm như cách gieo vần theo thể thơ của Pháp”.

Thông qua những cuộc thí nghiệm dựa trên sự vận dụng sáng tạo các thể thơ truyền thống của các nhà thơ mới, các tác giả trong nền thơ ca của Việt Nam cũng đã đưa ra được kết quả để chứng minh cho những nhận định của mình.

phong trào thơ mới

Đến năm 1971, Hà Minh Đức đã thống kê lại 168 bài thơ của 45 nhà thơ mới được tổng hợp lại trong tập Thi nhân Việt Nam bởi Hoài Thanh, Hoài Chân và đưa ra được một kết luận: “Nhìn chung tất cả những thể thơ 8 từ, 7 từ, 5 từ, lục bát là những thể thơ được sử dụng phổ biến nhất trong phong trào thơ mới”.

Qua những những kết luận về thể thơ được sử dụng phổ biến trong phong trào thơ mới của Hà Minh Đức chúng ta có thể thấy được những nhận xét ban đầu của Hoài Thanh, Hoài Chân là rất xác đáng và có giá trị.

Đi tìm câu trả lời chính xác nhất về khái niệm của thơ mới, các  tác giả “Thi nhân Việt Nam” chỉ dừng lại ở việc sử dụng chữ “Tôi” và đưa ra nhận xét rằng đó là điều quan trọng, là tinh thần của thơ mới.

Quan niệm như vậy về thơ mới là rất có chừng mực và đúng đắn, tiến gần được với thực chất của vấn đề. Ý kiến của các nhà thơ mới như: Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan cũng xoay quanh ý kiến của Hoài Thanh, Hoài Chân.

Quan niệm về thơ mới khi so sánh với thơ cách mạng

Bên cạnh những quan niệm về thơ mới được đưa ra bằng cách so sánh với thơ cũ như đã nêu ra ở trên, một quan niệm về thơ mới được đưa ra bằng cách so sánh với thơ cách mạng cũng rất đáng để chú ý tới. Ví dụ như: “Thơ mới ở đây chính là một trong trào thơ ca theo trường phái lãng mạn 1932 – 1945 màn quan điểm nghệ thuật vì nghệ thuật và tư tưởng của hệ tư sản” – (Phan Cự Đệ 1997:22); “ Phong trào thơ mới cũng giống như khuynh hướng lãng mạn nói chung là sự biểu hiện của cá nhân tư sản” – (nhóm Lê Quý Đôn 1957:290); “Thơ mới ở trong thời kỳ này thể hiện sự không bằng lòng với cuộc sống đang xảy ra trước mắt và nó còn hướng người đọc vào những con đường bế tắc” – (Viện Văn học, 1964:79).

Những quan điểm này rõ ràng là đã đánh giá quá thấp, phê phán rất nặng nề về nội dung tư tưởng cũng như tác dụng của phong trào thơ mới dù học có vạch ra được một ranh giới giữa thơ cách mạng và kháng chiến trước và sau năm 1945 với phong trào thơ mới.

Hiện nay, thơ mới được rất nhiều nhà nghiên cứu văn học đánh giá cao, họ gần như muốn đánh đồng thơ mới cùng với thơ ca Việt Nam hiện đại.

Phải nói, đầu thế kỷ 20 phong trào thơ mới là một hiện tượng của văn học có giá trị rất lớn. Phạm vi lịch sử cụ thể của phong trào thơ mới chính là từ năm 1930 đến năm 1945, thời gian trước đó nó chỉ là mầm mống và có rất nhiều thể loại thơ khác không thuộc phong trào thơ mới và từ sau năm 1945 thì lại càng không phải là thơ mới. Trong thời gian này, phong trào thơ mới đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể nhưng cũng không thể tránh khỏi những hạn chế.

Chính vì thế, thơ mới đã có một vị thế riêng và bộ mặt riêng nhưng chỉ là một bộ phận chứ không phải là thơ ca hiện đại và cần được đánh giá một cách xứng đáng.

Written by ngoc anh · Categorized: Thơ Ca

Th11 27 2018

Văn học là gì? Một số nét chính về đặc trưng của văn học

Văn học là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống cũng như hoạt động nghiên cứu. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được khái niệm văn học là gì cũng như những đặc trưng của loại hình nghệ thuật này. Vậy khái niệm văn học là gì, được hiểu như thế nào?

Văn học là gì? Tìm hiểu khái niệm văn học

Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ.

Văn học là gì? Một số nét chính về đặc trưng của văn học
Văn học cũng là một loại hình sáng tác nghệ thuật- nghệ thuật ngôn từ

Khái niệm văn học đôi thường được sử dụng tương tự như khái niệm văn chương và thường bị dùng lẫn lộn. Tuy nhiên, xét về mặt tổng quát, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương. Văn chương thường nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ, sự sáng tạo của văn học về phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ.

Một số khái niệm được sử dụng phổ biến trong văn học

Bên cạnh khái niệm văn học là gì thì những khái niệm được sử dụng phỏ biến trong văn học cũng rất được quan tâm. Cụ thể như sau:

Đề tài: dùng để chỉ hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm.

Chủ đề: được hiểu là những cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học.

Tư tưởng tác phẩm văn học: Nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm văn học.

Nhân vật văn học: Con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng.

Kết cấu: là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Khái niệm này thường hay bị nhầm với bố cục của tác phẩm. Thuật ngữ bố cục nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định. Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nôi dung rộng rãi phức tạp hơn.  Bố cục là một phương diện của kết cấu.

Đôi nét về đặc trưng cơ bản của văn học

Để giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm văn học là gì, bài viết xin chia sẻ một số đặc trưng cơ bản của văn học.

  • Đặc trưng về đối tượng phản ánh

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đối tượng phản ánh của văn học. Theo những nhà mỹ học duy tâm khách quan, văn học hướng nhận thức về thế giới vĩnh hằng của Thượng đế, của cái ý niệm có trước loài người. Sự chiêm nghiệm, sự hồi tưởng và miêu tả cái đẹp của ý niệm tuyệt đối là đối tượng của văn học.

Văn học là gì? Một số nét chính về đặc trưng của văn học
Đối tượng phản ánh của văn học là toàn bộ vấn đề đời sống vật chất và tinh thần của con người

Những nhà mỹ học duy tâm chủ quan lại cho rằng đối tượng của văn học nằm ngay trong những cảm giác chủ quan của người nghệ sĩ và nó là cái tôi bề sâu không liên quan gì đến đời sống hiện thực.

Theo các nhà duy vật chủ nghĩa: Đối tượng phản ánh của văn học nằm ở trong hiện thực khách quan và đối tượng đó phải mang tính thẩm mĩ. Đây được xem là khái niệm đúng đắn và đầy đủ nhất.

Đặc trưng cơ bản của đối tượng phản ánh là toàn bộ sự sống của con nguời như tư tưởng, tình cảm, đạo đức của con người.

  • Đặc trưng về nội dung phản ánh của văn học

Nội dung phản ánh của văn học là đối tượng đã được ý thức, tái hiện có chọn lọc và khái quát trong tác phẩm và biểu hiện trong tác phẩm như là một tư tưởng về đời sống hiên thực. Đặc điểm quan trọng của nội dung văn học là khát vọng tha thiết của nhà văn muốn thể hiện một quan niệm về chân lí của đời sống.

Nội dung của văn học là cuộc sống được ý thức về mặt tư tưởng, giá trị. Nó không chỉ gắn liền về một quan niệm với chân lí của đời sống mà còn gắn liền với cảm hứng thẩm mĩ và thiên hướng đánh giá.

  • Đặc trưng về phương tiện phản ánh của văn học

Đây được hiểu là đặc trưng về ngôn từ nghề thuật. Ngôn từ trong văn học có tính chính xác và điêu luyên, có tác dụng ra được cái “thần” của sự vật, hiện tượng, chỉ ra đúng bản chất của đối tượng được miêu tả trong tác phẩm.
Bên cạnh đó, ngôn từ trong văn học đòi hỏi tính chính xác cao độ, vì vậy cũng đòi hỏi cả người viết lần người đọc phải có sự nhạy cảm và tinh tế.

Ngôn từ nghệ thuật cũng cần thể hiện tính hàm xúc, đa nghĩa. Ý tại ngôn ngoại tạo ra những dư vang, nén chặt ý tạo ra sức nặng và nhiều lượng ngữ nghĩa. Cùng với đó là các biện pháp tu từ và sưn chuyển nghĩa. Điều này tạo nên tính đã nghĩa của văn học.

Phương diện phản ánh của văn học cũng cần có tính hình tượng. Đây được xem là đặc trưng quan trọng nhất của văn học. Nó cũng là yếu tố thể hiện hiện thực, trạng thái hay sự vận động của con người trong tác phẩm.

Hình tượng văn học có thể là con người hoặc là toàn bộ sự vật, hiện tượng đời sống.  Tính hình tượng vẽ về toàn bộ cuộc sống, con người, thiên nhiên được nhà văn sang tạo qua liên tưởng, tưởng tượng để thể hiện tư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực một cách có thẩm mĩ khi ta cảm nhận được hình tượng thì mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp và ý nghĩa của văn chương.

  • Tính phi vật thể của ngôn từ nghệ thuật

Văn học phải cảm nhận bằng tất cả tâm hồn, phải dùng trí tưởng tượng, sự liên tưởng, suy luận cảm xúc với tất cả mọi giác quan và tâm hồn mới có thể hình dung được những sự vật, hiện tượng trong đời sống, điều đó nói lên rằng ngôn từ mang tính chất phi vật thể.Nhờ đó văn bản có thể diễn tả được những sự việc theo dòng chảy lịch sử hang ngàn năm, vạn năm trên một không gian hữu hạn hoặc vô hạn.

Có thể nói, vũ khí của nhà văn là ngôn từ, văn chương quan trọng nhất là chữ nghĩa, từ ngôn từ nghệ thuật ta nhận ra hiện thực, tài năng, thái độ của nhà văn thể hiện trong tác phẩm.

Trên đây là phần chia sẻ khái niệm văn học là gì cũng như một số nét khái quát về đặc trưng của văn học. Bài viết hi vọng đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Xem thêm thông tin về lĩnh vực văn chương tại đây

Written by ngoc anh · Categorized: Văn Chương

Th11 27 2018

Văn học dân gian là gì? Một số đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Văn học dân gian là gì vẫn là khái niệm có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Vậy khái niệm văn học dân gian nên được hiểu như thế nào, đâu là cách hiểu chính xác và đủ đầy nhất, hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây của http://vanhocquenha.vn

Văn học dân gian là gì? Tìm hiểu khái niệm văn học dân gian

Văn học dân gian được hiểu là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, được phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.

Trước đây, văn học dân gian được gọi với nhiều cái tên khác nhau như văn học bình dân, văn chương truyền miệng, văn học đại chúng. Hiện nay, khái niệm văn học dân gian được hiểu tương đương với khái biệm folklore.

Vậy folklore là gì?

Văn học dân gian là gì? Một số đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
Hiểu theo nghĩa hẹp,văn học dân gian là những sáng tác của dân chúng mang tính nghệ thuật

Thuật ngữ folklore do nhà nhân chủng học người Anh, ông William Thoms sử dụng trong bài báo đăng trên tờ Athenaeum, với ý nghĩa là những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hoá tinh thần như phong tục , đạo đức, tín ngưỡng , những bài dân ca, những câu chuyện kể của cộng đồng. Sau khi xuất hiện, thuật ngữ này được hiểu với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau, liên quan tới đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.

Tại Việt Nam, thuật ngữ này được dịch là văn hóa dân gian với những ý nghĩa sau :

Hiểu theo nghĩa rộng, folklore  gồm những giá trị vật chất và tinh thần do dân chúng sáng tạo .Theo nghĩa hẹp, đó là những sáng tạo của dân chúng mang tính nghệ thuật. Hiểu theo nghĩa chuyên biệt, folklore là văn học dân gian, theo đó tác phẩm folklore là hình thức ngôn từ gắn với nhạc, vũ, kịch …do tập thể dân chúng sáng tác. Cùng với việc sử dụng folklore văn học để chỉ văn học dân gian , khái niệm này cũng phân biệt nó với các đối tượng khác cũng thuộc phạm trù folklore – văn hoá văn dân gian .

Chức năng của văn học dân gian là gì?

Là nền văn học sơ khai mang tính đặc thù cao, văn học dân gian có nhiều chức năng như chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thểm mỹ và chức năng sinh hoạt. Cụ thể như sau:

Văn học dân gian có chức năng nhận thức: Đây được xem như “bộ bách khoa toàn thư về kiến thức, tôn giáo, triết học” của nhân dân. Văn học dân gian gìn giữ và lưu truyền hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh nghiệm sống, ứng xử…những bài học sinh động, gần gũi và sâu sắc về mọi phương diện của đời sống.

 Về chức năng giáo dục: Loại hình này có chức năng khẳng định hướng đạo đức, luân lí cho con người trong đời sống xã hội. Thực tế, có nhiều tác phẩm văn học dân gian, đặc biệt là tác phẩm thuộc thể loại hát nói, mang ý nghĩa giáo dục trực tiếp, tức ý nghĩa giáo dục được thể hiện một cách tường minh. Tuy nhiên, phần lớn các sáng tác dân gian chứa đựng ý nghĩa giáo dục hàm ẩn, tức ý nghĩa giáo dục gián tiếp.

Văn học dân gian có chức năng thẩm mỹ: Văn học cũng là nghệ thuật, là quan niệm thẩm mĩ của cộng đồng, nó mang vẻ đẹp hồn hậu, giản mộc của nhân dân. Với bản chất nguyên hợp, văn học dân gian chỉ thực sự phô diễn vẻ đẹp của mình khi sống trong môi trường nảy sinh và tồn tại.

Văn học dân gian có chức năng sinh hoạt: Nếu văn học viết gắn với tầng lớp trí thức nho học thì văn học dân gian trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người dâ. Chính môi trường và thói quen sinh hoạt của nhân dân là điều kiện để văn học dân gian hình thành và phát triển.

Tìm hiểu một số đặc trưng của văn học dân gian

Bên cạnh khái niệm văn học dân gian là gì thì đặc trưng của loại hình này cũng là vấn đề rất được quan tâm. Vậy văn học dân gian có những đặc trưng cơ bản nào?

  • Tính nguyên hợp

Tính nguyên hợp của văn học dân gian thể hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Văn học dân gian được xem là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân.

Tính nguyên hợp về nôi dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi những lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Nguyên nhân là do đại bộ phận nhân dân , tác giả văn học dân gian , không có điều kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm , tri thức , tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian, một loại nghệ thuật không chuyên.

Văn học dân gian là gì? Một số đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
Văn học dân gian có tính nguyên hợp, được xem như bách khoa toàn thư của nhân dân

Tính nguyên hợp của văn học dân gian còn được thể hiện ở mặt nghệ thuật.  Đây không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau.

Theo những chuyên gia phân tích, biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba dạng tồn tại: tồn tại ẩn, tồn tại cố định, tồn tại hiện ( tồn tại thông qua diễn xướng). Trong đó, tồn tại bằng diễn xướng là dạng tồn tại đích thực của văn học dân gian .

  • Văn học dân gian mang tính tập thể

Những  tác phẩm văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian. Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Quan trọng là nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không, nó đã đạt mức thành tựu hay không. Trong quá trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo tác phẩm.

Hai đặc trưng cơ bản nêu trên có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng khác của văn học dân gian như : tính khả biến tính truyền miệng , tính vô danh .

  • Văn học dân gian – một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân

Loại hình văn học này nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân dân.  Có thể nói, sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Những tác phẩm văn học dân gian có tính ích dụng .Bài hát ru gắn với việc ru con ngủ- một hình thức sinh hoạt gia đình, những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với tín ngưỡng, lễ hội…Từ đặc trưng này mà văn học dân gian có tính đa chức năng , trong đó, đặc biệt là chức năng thực hành sinh hoạt.

Trên đây là một số chia sẻ về loại hình văn học dân gian. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn nắm được khái niệm văn học dân gian là gì cũng như những đặc trưng của loại hình này.

Written by ngoc anh · Categorized: Văn Chương

Th11 27 2018

Tìm hiểu đặc điểm văn học trung đại Việt Nam?Một số đặc điểm nổi bật

Đặc điểm văn học trung đại Việt Nam là vấn đề nhiều người nghiên cứu và người học quan tâm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu vấn đề này, hãy tham khảo một số đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam qua bài viết dưới đây.

Chủ nghĩa yêu nước nhân đạo – đặc điểm văn học trung đại Việt Nam

Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo một trong những đặc điểm văn học trung đại Việt Nam.

  • Về chủ nghĩa yêu nước:

Văn hóa và văn chương được Ðại Việt khởi nguồn từ truyền thống sản xuất và chiến đấu của tổ tiên, từ những thành tựu văn hóa cũng như chính thực tiễn hàng nghìn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm phương Bắc.

 Những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại được tiến hành trong trường kỳ lịch sử nhằm bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc không những tôi luyện bản lĩnh dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tin, khí thế hào hùng của dân tộc mà còn góp phần làm nên một truyền thống lớn trong văn học Việt Nam: Chủ nghĩa yêu nước.

Tìm hiểu đặc điểm văn học trung đại Việt Nam?Một số đặc điểm nổi bật
Chủ nghĩa yêu nước là một trong những đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam

Yếu tố lịch sử này đã quy định cho hướng phát triển của văn học là phải luôn quan tâm đến việc ca ngợi ý chí quật cường, khát vọng chiến đấu, chiến thắng cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức trách nhiệm của những tấm gương yêu nước, những người anh hùng dân tộc quên thân mình vì nghĩa lớn. Đây là đặc điểm phản  ánh rõ nét nhất mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử dân tộc và văn học dân tộc.

  • Chủ nghĩa nhân đạo

Văn học do con người sáng tạo nên và tất yếu nó phải phục vụ trở lại cho con người. Chính vì thế, tinh thần nhân đạo là một phẩm chất cần có để một tác phẩm trở thành bất tử đối với nhân loại. Trong xu hướng phát triển chung của văn học nhân loại, văn học trung đại Việt Nam vẫn hướng tới việc thể hiện những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo như:khát vọng hoà bình, những nhận thức ngày càng sâu sắc về nhân dân mà trước hết là đối với những tầng lớp thấp hèn trong xã hội phân chia giai cấp.

Chủ nghĩa nhân đạo cũng thể hiên ở việc đấu tranh cho hạnh phúc, cho quyền sống của con người, chống lại ách thống trị của chế độ phong kiến. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động cũng như tố cáo mạnh mẽ và đấu tranh chống những thế lực phi nhân.

Văn học chữ Hán phát triển song song với văn học chữ Nôm

Từ khi được sử dụng để sáng tác văn học, chữ Nôm ngày càng khẳng định vị trí của mình bên cạnh chữ Hán vốn đã có ảnh hưởng sâu sắc trong văn học thời Lý Trần.
 
Sự phát triển của Văn học chữ Nôm khẳng định ý thức dân tộc phát triển ngày càng cao, biểu hiện lòng tự hào, ý thức bảo vệ ngôn ngữ, văn hóa dân tộc chống lại âm mưu đồng hóa của kẻ thù.
 
Theo đó, dưới thời Lý, Trần, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn học chưa được phổ biến. Tuy nhiên, từ thế kỷ XV về sau, Nguyễn Trãi đã mạnh dạn đưa chữ Nôm vào sáng tác văn học. Tuy những tác phẩm chưa được trau chuốt nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Thành công của Nguyễn Trãi chính là tiền đề cho con đường phát triển của văn học chữ Nôm đến đỉnh cao Truyện Kiều.

Đặc điểm văn học trung đại Việt Nam: Thơ phát triển sớm hơn văn xuôi

Dưới thời trung đại, văn chính luận mang là công cụ chủ yếu của nhà nước phong kiến. Những đặc thù trong tư duy nghệ thuật, truyền thống sáng tác dẫn đến một thực tế là các tác phẩm văn xuôi hình tượng chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn so với các tác phẩm thơ ca.
 
Thể thơ được sử dụng phổ biến trong văn học trung đại là thơ Ðường luật. Ðây là hệ quả của quá trình giao lưu văn hóa lâu dài và nằm trong quan niệm thẩm mỹ của các nhà thơ cổ điển. Trong thời kỳ này, thơ Ðường luật đã được chính quy hóa trong văn chương trường ốc và văn chương cử tử. Đây chính là lý do mà thể loại này thống trị thi đàn văn học trung đại. 

Tuy nhiên, việc sử dụng thơ Ðường luật với tư cách là một thể thơ chính thống trong các kỳ thi và trong sáng tác đã gây không ít trở ngại trong nội dung thể hiện do bị chi phối bởi sự ngặt nghèo của luật thơ chặt chẽ.

Đặc điểm văn học trung đại Việt Nam:Tính quy phạm và bất quy phạm

Đây là đặc trưng nghệ thuật nổi bật của văn học trung đại Việt Nam.Tính quy phạm là những quy định chặt chẽ trong những phạm vi giới hạn đã được định sẵn mà người sáng tác văn học buộc phải tuân theo trong quá trình sáng tác.

Tìm hiểu đặc điểm văn học trung đại Việt Nam?Một số đặc điểm nổi bật
Văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng của tính quy phạm trong văn học Trung Quốc

Tính quy phạm được biểu hiện ở nhiều khía cạnh như: Mục đích sáng tác là phải hướng tới việc giáo huấn đạo đức.Văn dĩ tải đạo, thơ dĩ ngôn trí, văn thơ sáng tác là để giáo huấn đạo đức, văn dùng để tải đạo, thơ dùng để bộc lộ ý trí, bày tỏ lòng mình. Ngôn ngữ sáng tác gồm chữ Hán và chữ Nôm nhưng chữ Hán được xem là chính thống.  Yếu tố này bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn học Trung Quốc.

Bất quy phạm có nghĩa là không chịu gò mình, tự cởi trói khỏi khuôn khổ, những quy định ràng buộc trong quá trình sáng tác. Trong 10 thế kỷ phát triển, văn học trung đại cũng đã phá bỏ dần tính quy phạm, ước lệ để phát huy cá tính, sáng tạo nội dung và hình thức thể hiện.

Đặc điểm văn học trng đại Việt Nam: Tính tranh nhã và yếu tố Hán

Văn học trung đại có đề tài hướng tới cái cao cả, trang trọng, hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ với ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ. Tuy nhiên, ở những chặng phát triển cuối, văn học Việt Nam cũng đã có những nỗ lực không nhỏ để tiếp cận với xu hướng bình dân, gần gũi với đời sống của con người Việt Nam.

Bên cạnh tính trang nhã thì văn học trung đại cũng thấm đượm yếu tố Hán và văn hoá Hán. Trong bối cảnh lịch sử hơn 1000 Bắc thuộc, văn chương Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn chương Trung Quốc.

Thể loại chủ yếu là các thể loại của văn học Trung Quốc, trong các tác phẩm có nhiều thi pháp cổ điển và hình ảnh trong văn học Trung Quốc. Tuy nhiên văn học Việt Nam cũng có ý thức để phá bỏ sự ảnh hưởng này bằng cách viết bằng chữ Nôm, sử dụng nhiều thể thơ dân tộc và đưa vào trong thơ văn các hình ảnh đậm chất Việt.

Trên đây là một số đặc điểm văn học trung đại Việt Nam nổi bật nhất. Bài viết hi vọng đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

 

vanhocquenha.vn – văn học

Written by ngoc anh · Categorized: Văn Chương

Th11 27 2018

Thơ đường luật là gì? Luật được sử dụng trong thơ đường luật là gì?

Cần phải hiểu rõ thơ đường luật là gì và các luật được sử dụng để có thể hiểu hơn về thể loại thơ này hoặc làm ra những tác phẩm để đời.

Thơ đường luật

Thơ đường luật là gì?

Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với các luật được xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển rất mạnh mẽ không chỉ trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng ở một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng và tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung.

Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể để đối lập và phân biệt với thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo các luật ấy.

Thơ Đường luật có một hệ thống các quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục.

Xét về hình thức thì thơ đường luật được chia thành các dạng như;

  • Thất ngôn bát cú: tám câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất của thể thơ Đường luật.
  • Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ
  • Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ
  • Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ

Ngoài những dạng được kể trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân theo những nguyên tắc này.

Tìm hiểu về thơ đường luật tại một số quốc gia

Việt Nam

Bởi vì văn chương chính thống, hệ thống giáo dục và khoa cử tại Việt Nam thời kỳ trung đại đều sử dụng tiếng Hán nên người Việt cũng sử dụng tiếng Hán và các thể loại thơ của người Trung Hoa để sáng tác thơ văn trong đó có cả thơ đường Luật.

Người đầu tiên đưa tiếng Việt vào trong thơ văn của Việt Nam chính là Nguyễn Thuyên, ông đã đặt ra thể thơ Hàn luật. Đây là một thể thơ kết hợp giữa thơ Đường luật cùng với các thể loại thơ của dân tộc Việt.

Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Sau khi phong trào thơ mới xuất hiện thì số người sử dụng luật thi đã bị giảm đáng kể.

Nhật Bản

Vào khoảng thế kỷ thứ 5, chữ Hán đã bắt đầu du nhập vào Nhật Bản. Khi thái tử Shotoku (Thánh Đức) bắt đầu nhiếp chính vào năm 593 đã ban hành một hiến pháp “Thập thất điều” và gửi rất nhiều phái đoàn sang nhà Đường để du học.

Năm 710, Nữ hoàng Genmei đã rời đô về Nara và đặt tên là Heijo-kyo (Bình Thành Kinh). Năm 794 Thiên hoàng Kammu rời đô về Heian và thành lập kinh đô (Heian-kyo, Bình An Kinh). Đây chính là thời kỳ Nhật Bản mô phỏng thời nhà Đường của Trung Hoa từ kiến trúc đô thành, văn hóa, nghi thức đến cả văn học. Thời kỳ này kéo dài ít nhất đến khi Nhật Bản ngừng cử những phái đoàn sang giao lưu và học tập với đại lục năm 894. Thơ văn chữ Hán trở thành văn học cửa công và đồng nghĩa với các sinh hoạt cung đình.

Thành tựu đáng chú ý nhất mà người Nhật Bản đạt được với thể loại thơ Đường luật chính là Kaifuso (Hoài phong tảo, 751). Tập thơ này gồm có 120 bài thơ được sáng tác bằng chữ Hán của rất nhiều nhà thơ tiêu biểu từ hoàng đế  và các thành viên quý tộc, hoàng tộc cho đến những tăng lữ đến từ Trung Hoa nhập quốc tịch vào Nhật Bản. Các sáng tác đa phần được thực hiện trong khoảng thế kỷ thứ 7 và 8, thể thơ được sử dụng chủ yếu trong tập thơ này chính là bát cú, tứ tuyệt, ngũ ngôn.

Thơ đường luật

Luật

Đối âm (luật bằng trắc)

Luật thơ Đường sẽ căn cứ dựa trên thanh trắc và thanh bằng, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng bao gồm những chữ không có dấu hoặc dấu huyền; thanh trắc bao gồm tất cả các dấu còn lại: sắc, hỏi, ngã, nặng.

Những bài có luật bằng là bài sử dụng thanh bằng trong chữ thứ hai của câu đầu tiên nếu chữ thứ 2 trong câu đầu tiên mà sử dụng thanh sắc thì được gọi là luật trắc. Chữ thứ 2 và chữ thứ 6 trong cùng một câu phải giống nhau về thanh điệu và đồng thời chữ thứ 4 không được có thanh điệu giống với 2 chữ kia.

Ví dụ nếu chữ thứ 2 và thứ 6 đã sử dụng thanh trắc thì chữ thứ 4 bắt buộc phải sử dụng thanh bằng hoặc ngược lại. Nếu một câu thơ trong bài thơ đường luật không sử dụng quy tắc này sẽ được gọi là “thất luật”.

Đối ý

Một nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại đường luật chính là ý nghĩa của câu thứ 3, thứ 4 phải đối nhau và cả 2 câu thứ 5, thứ 6 cũng phải đối nhau.

Đối chính là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép và nó bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là động từ đối động từ, danh từ với danh từ. Đối cảnh là cảnh đội đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới…

Nếu trong một bài thơ đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau hoặc những câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi “thất đối”.

Một số dạng thơ đường luật

Thất ngôn bát cú

Thơ thất ngôn bát cú chính là một thể loại thơ cổ xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa, đến thời Đường đã được các nhà thơ đặt lại quy tắc rõ ràng, cụ thể hơn và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ đó. Đặc điểm của thể loại thơ này chính là mỗi bài thơ sẽ có 8 câu và mỗi câu có 7 chữ, đồng thời tuân theo một quy tắc rất chặt chẽ.

Thất ngôn tứ tuyệt

Thực chất chính là một bài “thất ngôn bát cú” nhưng đem bỏ đi 4 câu đầu hoặc 4 câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần… vẫn được giữ nguyên, tuy nhiên có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6. Lúc này sẽ trở thành một bài thơ “4 câu 3 vần” mà Nguyễn Du đã sử dụng để viết truyện Kiều.

Ngũ ngôn tứ tuyệt

Thực chất chính là một bài thất ngôn tứ tuyệt nhưng đem bỏ đi 2 chữ đầu ở mỗi câu; các chữ và luật sử dụng còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.

Ngũ ngôn bát cú

Cũng là biến thể từ bài thất ngôn bát cú nhưng bỏ 2 chữ đầu ở mỗi câu mà thành, vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần ở các chữ còn lại.

Khi làm thơ Đường Luật thì chúng ta phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không tuân theo đúng quy tắc thì dù nội dung bài thơ của bạn có hay đến mấy đi nữa thì cũng không được chấp nhận.

vanhocquenha.vn – Văn Chương

Written by ngoc anh · Categorized: Thơ Ca

  • Page 1
  • Page 2
  • Next Page »

Copyright © 2023 · Log in