• Skip to content
  • Trang Chủ
  • Văn Chương
  • Âm Nhạc
  • Hội Họa
  • Phim Ảnh
  • Thơ Ca
  • Loại hình nghệ thuật khác
  • Chính Sách Bảo Mật

vanhocquenha

Âm Nhạc

Th4 22 2019

Mashup là gì? Khả năng lan tỏa của Mashup trong âm nhạc Việt?

Mashup là gì? Khả năng lan tỏa của Mashup trong âm nhạc Việt? Tất cả những điều này sẽ được chúng tôi giải đáp đến bạn đọc, trong nội dung của bài viết này. Là người nghe âm nhạc, quan tâm đến Mashup thì đừng bỏ bài viết nhé các bạn!

Mashup là gì?

Mashup là một thuật ngữ được sử dụng trong âm nhạc, để nói về việc ghép (hoặc là tự hát lại và nó còn được gọi với một cái tên khác là nhạc Cover) những video, bài hát không có nội dung liên quan đến nhau để trở thành 1 clip hoàn chỉnh, cũng có thể là một bản nhạc hoàn chỉnh có nhiều giai điệu khác nhau. Mashup xuất hiện như là một hiện tượng âm nhạc ở trên thế giới bắt đầu từ năm 2012 cho đến thời điểm hiện tại, Mashup giờ có mức độ phủ sóng phổ biến cũng như nhận được sự yêu thích từ giới trẻ lớn.

Với Mashup nó được nhiều người yêu thích, không chỉ là cho ra những sản phẩm âm nhạc độc và lạ mà đây cũng là sân chơi dành cho tất cả các đối tượng có niềm đam mê với âm nhạc, muốn thỏa sức sáng tạo nhưng không bị bắt buộc nằm trong nhóm dân chơi âm nhạc chuyên nghiệp.

Khi tạo ra một sản phẩm âm nhạc thuộc thể loại Mashup, bạn có thể kết hợp trong đó cùng 1 lúc từ 3, 5, 10 hay thậm chí lên đến 30 bản nhạc. Với âm nhạc trong Mashup, bạn có thể thu âm, có thể hát bài hát theo phong cách chính bản thân mình hoặc là hòa trộn vào đó nhiều biến tấu chẳng cần giống một ai,… Đây chính là điểm giúp cho Mashup trở nên hấp dẫn.

Từ khi Mashup xuất hiện, có khá nhiều nghệ sĩ trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã thử sức với nó. Thế nhưng, để có được thành công thì không phải ai cũng làm được, bởi Mashup cần người chơi biết cách biến những đoạn phim – đoạn nhạc vô cùng rời rạc và trái ngược nhau trở thành thể thống nhất – hoàn chỉnh. Trong đó, cần có sự hòa quyện của âm nhạc và hình ảnh, chứ không phải là cho sản phẩm đơn giản với những hình ảnh cắt ghép vô cùng đơn thuần.

Khả năng lan tỏa của Mashup trong âm nhạc Việt?

Sau khi xuất hiện trên thị trường âm nhạc thế giới vào năm 2012, thì Mashup cũng nhanh chóng xâm nhập vào âm nhạc Việt. Ngay khi vào Việt Nam, âm nhạc thuộc Mashup cũng có bước phát triển vượt bậc, tạo ra nhiều ca khúc đình đám và có tiếng vang lớn, được nhiều người yêu thích.

Tại Việt Nam ta, điểm độc đáo trong âm nhạc của Mashup mang đến đã trở thành hiện tượng, nét cuốn hút trong giới trẻ. Người đi tiên phong trong phong cách âm nhạc này là nhạc sĩ – ca sĩ trẻ Nguyễn Hải Phong. Vào tháng 3/2014 anh cho ra đời một bản Mashup 2014 với 8 ca khúc đình đám nhất mà giới trẻ Việt Nam yêu thích trong năm 2013 là: Forever alone – Justatee; Cơn mưa ngang qua – M-TP; Thời gian sẽ trả lời – Justatee ft – Tiên Cookie ft – Big Daddy; Tình yêu màu nắng – Đoàn Thúy Trang ft. Big Daddy;  Đừng nhìn lại – Noo Phước Thịnh; Không cảm xúc – Hồ Quang Hiếu; Anh muốn em sống sao – Bảo Anh; Em không quay về – Hoàng Tôn và Yanbi. Với sự ra đời của bản Mashup này nó đã nhanh chóng tạo thành “cơn sốt” ở trên mạng xã hội, từ đó khơi dậy cảm hứng cho giới trẻ Việt Nam về Mashup. Cũng đã có khá nhiều bản nhạc Mashup, không phải là của nghệ sĩ nổi tiếng của nhạc Việt cho ra đời mà là từ người yêu thích âm nhạc.

Thực tế hiện nay, chúng ta không khó để bắt gặp một video, một đoạn clip âm thanh thuộc vào dạng Mashup. Mặc dù mới tiếp cận với Mashup chưa được lâu, nhưng giới trẻ Việt Nam đã cho ra lò khá nhiều clip sáng tạo và trong đấy hay có – dở cũng có, cũng có cả những bản Mashup hài hước khiến cho khán giả theo dõi mà “cười chảy nước mắt”. Nhìn một cách tổng thể, sự ra đời của Mashup chính là cơ hội tích cực, để cho tất cả mọi người có thể thử sức với niềm yêu thích của bản thân mình. Những sản phẩm họ tạo ra theo dạng Mashup, dù là hay hay không hay thì ít ra cũng đã giúp họ được thỏa mãn với niềm đam mê của mình, cho thấy sự sáng tạo của bản thân để cho ra một sản phẩm đầy thú vị.

Âm nhạc là món ăn tinh thần trong cuộc sống của chúng ta không thể thiếu, âm nhạc có những sáng tạo riêng mà bất cứ một ai cũng có thể tự thực hiện được. Muốn làm những điều này, quan trọng là các bạn có tình yêu với âm nhạc và bạn thực sự mong muốn khám phá nó, thì bạn sẽ tự tìm ra những sáng tạo riêng mà mình cảm giác thú vị – thấy hay. Với Mashup nó không cần có nhiều tính chuyên nghiệp, nên đây là sân chơi lý tưởng mà bất cứ tín đồ âm nhạc nào cũng có thể trải nghiệm. Nhất là với một thị trường âm nhạc mở như Việt Nam hiện nay.

Kết luận

Từ thông tin trong bài viết, các bạn đã hiểu rõ Mashup là gì rồi đúng không? Vì Mashup không đòi hỏi cao ở người sáng tác, nên nếu bạn là người có niềm đam mê âm nhạc và có sức sáng tạo thì nên thử một lần từ mình tạo ra một sản phẩm âm nhạc theo phong cách Mashup của riêng bản thân, đừng lo sẽ bị ai chê bai. Hy vọng, nội dung bài viết đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ và biết nhiều hơn về các thuật ngữ trong âm nhạc.

Written by vanhocquenha · Categorized: Âm Nhạc

Th4 22 2019

Spotify là gì? Những thông tin về Spotify ít người biết đến

Trong âm nhạc có khá nhiều thuật ngữ và Spotify chính là một điển hình. Chắc hẳn sẽ rất nhiều người cùng quan điểm với chúng tôi, đang muốn tìm hiểu rõ xem Spotify là gì? Trong Spotify có những thông tin nào? Vậy để có câu trả lời, hãy đến với nội dung trong bài viết dưới đây nhé các bạn.

Spotify là gì?

Spotify là tên gọi của một nền tảng Stream nhạc trực tuyến, nó hoạt động tương tự như là Zing MP3 hay là Apple Music, NhacCuaTui… Nhưng Spotify có đặc điểm nổi bật là khả năng hỗ trợ cho nhạc đa nền tảng, từ đó người nghe nhạc có thể nghe được trực tuyến. Theo đó, khi sử dụng Spotify nghe nhạc thì người dùng có thể tìm kiếm được bất cứ một nghệ sĩ nào ở trên thế giới, thể loại âm nhạc mà bản thân yêu thích.

spotify là gì

Năm 2017, có một thống kê đưa ra cho biết Spotify là một dịch vụ nghe nhạc có được số lượng người sử dụng đông và áp đảo trên thế giới. Được biết, Spotify ra đời vào tháng 10 năm 2008. Sau hơn 2 năm hoạt động, thì Spotify đã thu hút đến 10 triệu người dùng và có đến 2,5 triệu người dùng tiến hành trả phí dịch vụ, con số này chiếm đến 25% và đó cũng là con số vô cùng ấn tượng. Thời gian cuối năm 2012, lượng người dùng ứng dụng này đạt tới 20 triệu và có đến 5 triệu người trả phí dịch vụ, tháng 1/2015 thì con số tăng lên gấp 3 lần ước tính đạt 60 triệu người dùng và số người trả phí dịch vụ là 15 triệu người.

Tính đến thời điểm hiện tại, Spotify đã sở hữu số lượng người sử dụng lên đến 140 triệu người mỗi tháng. Số người trả phí dịch vụ là 60 triệu người và đây là con số tăng gấp 80 triệu người so với năm 2015.

Có thể thấy rằng, Spotify đang dần khẳng định tên tuổi của mình và nhận được sự tin tưởng của rất nhiều nghe nhạc. Để có thêm thông tin về Spotify, các bạn hãy đến với phần tiếp theo của bài viết nhé!

Bắt đầu với Spotify

Để bắt đầu sử dụng và nghe nhạc cùng với Spotify, các bạn hãy làm theo những bước cơ bản dưới đây.

Bước 1: Truy cập vào trong Web Spotify rồi thực hiện đăng ký tài khoản. Việc đăng ký tài khoản này, các bạn nên sử dụng tài khoản Facebook của bản thân để đăng ký bởi nó giúp bạn có thể tìm kiếm, theo dõi bạn bè tốt hơn cũng như nắm rõ những bài hát bạn bè mình đang nghe, hay là bạn chia sẻ bài hát cho họ.

Bước 2: Chọn loại đăng ký. Loại đăng ký thì bạn nên sử dụng loại Spotify Premium, loại này cho phép bạn có thể truy cập được nhiều tính năng, linh hoạt cũng như kết nối được với nhiều loại thiết bị.

Bước 3: Đăng ký tài khoản xong rồi thì tải ứng dụng xuống và cài đặt Spotify miễn phí. Các bạn lưu ý là có phiên bản dành cho PC, iPhone/iPad, cũng như điện thoại hệ điều hành Android.

Bước 4: Đăng nhập vào tài khoản của mình, ở trên thiết bị mới cài đặt và bắt đầu thưởng thức âm nhạc thôi nhé các bạn.

Vì việc thiết lập và sử dụng Spotify khá đơn giản, nên nhiều người hoài nghi về tiện ích của ứng dụng này. Tuy nhiên, các bạn không việc gì phải lo lắng nhé, bởi Spotify luôn nghiên cứu kỹ về bạn từ những gì bản nhạc bạn nghe, từ nó sẽ thích hợp và thông minh hơn nhiều khi bạn nghe nhạc thường xuyên.

Spotify sử dụng bao nhiêu dữ liệu?

Vì Spotify sử dụng quá tiện ích, nên cũng có khá nhiều người đặt ra câu hỏi không biết rằng sử dụng Spotify hết bao nhiêu dữ liệu. Câu trả lời dưới đây nhé các bạn!

Khi mới bước chân vào thị trường Việt Nam, Spotify không có chương trình hỗ trợ cho người dùng, nên muốn có trải nghiệm ở dịch vụ này thì phải tạo IP ảo (Fake IP) trên VPN thì mới có thể dùng được. Nhưng không phải vì như vậy, mà Spotify lại không có sức lan tỏa, làm giảm đi sự chi phối của kênh nghe nhạc trực tuyến NhacCuaTui với Zing MP3. Với lần đầu tiên mà sử dụng Spotify, thì các bạn sẽ có 1 tháng trải nghiệm miễn phí, nhưng sau khi hết 1 tháng thì tiến hành mua dung lượng. Lúc không còn muốn dùng nữa, thì các bạn phải chủ động xóa thông tin thể mua gói cước hoặc hủy gói, để tránh tình trạng Spotify tự gia hạn cho người dùng.

Còn với dữ liệu trên điện thoại di động mà bạn dùng để nghe Spotify, nó phụ thuộc đến chất lượng nhạc khi phát trực tuyến mà bạn nghe. Và dung lượng dữ liệu bạn sẽ phải chi trả là gồm:

  • Với một giờ nghe nhạc, thì Spotify sẽ tiêu tốn hết tầm 50MB dữ liệu với mức chất lượng nhạc bạn nghe ở mức “Bình thường”.
  • Ở mức độ âm nhạc bình thường, các bạn nghe trong 24 giờ thì tiêu tốn hết tầm 1GB dữ liệu.
  • Với 1GB dung lượng dữ liệu, nếu các bạn nghe nhạc ở chất lượng cao thì chỉ nghe được trong thời gian 15 giờ.
  • Còn ở chất lượng nhạc cao nhất, trong bảng chất lượng nhạc của Spotify các bạn sẽ nghe nhạc được 7 giờ.
  • Khi bạn xem video trên Spotify, dung lượng tiêu tốn sẽ nhiều hơn.

Trong quá trình nghe nhạc, để tránh việc tốn quá nhiều dung lượng thì các bạn có thể kiểm tra – thay đổi về chất lượng của Spotify khi phát nhạc trực tuyến cũng như tiến hành tải bài hát, từ chính dữ liệu di động của mình.

Kết luận

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về Spotify là gì rồi đó nhé các bạn, Với những thông tin thêm trong bài, chắc hẳn sẽ có nhiều người chưa nắm được nên hy vọng đó nội dung hay, giúp các bạn hiểu hơn về Spotify cũng như tự tin sử dụng nó để nghe nhạc. Hiện nay, những kênh nghe nhạc trực tuyến ngày một nhiều, nhưng với Spotify vẫn nhận được sự tin tưởng của người nghe nhạc đông nhất, nên nếu bạn chưa từng trải nghiệm âm nhạc cùng Spotify, thì hãy thử ngay nhé, sẽ rất “Phê” đó!

Written by vanhocquenha · Categorized: Âm Nhạc

Th4 22 2019

Thực chất OST là gì? Tầm quan trọng của OST trong phim như thế nào?

Là một người yêu thích âm nhạc, thích những làn điệu du dương trong phim chắc chắn các bạn cũng sẽ quan tâm đến những thuật ngữ liên quan đến nó. Và OST là một thuật ngữ trong lĩnh vực này, vậy thực chất OST là gì? Tầm quan trọng của OST trong phim như thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc, trong nội dung bài viết dưới đây.

OST là gì?

OST là thuật ngữ được viết tắt từ từ Orginal Soundtrack, có nghĩa là nhạc nền phim. Nhạc nền phim ở đây sẽ là những bản nhạc, được bộ phận hậu kỳ trong đoàn làm phim lồng vào những phân đoạn cao trào trong bộ phim, từ khi nó bắt đầu cho đến khi kết thúc. Thường một bộ phim sẽ có rất nhiều OST, lời của nó cũng bám sát với nội dung trong phim.

ost là gì

Nhạc nền phim chính là một phần của âm nhạc trong bộ phim, phần nhạc này thường gồm có cả hiệu ứng âm thanh với đoạn đối thoại. Để có nhạc nền sử dụng trong bộ phim, thì bản nhạc đó sẽ được biên soạn từ một người hoặc là nhiều nhà soạn nhạc. Việc cắt ghép, biên soạn sẽ có hướng dẫn hoặc hợp tác từ đạo diện – nhà sản xuất phim. Thông thường các bài hát trong phim, không được xem là một phần nhạc nền cho dù những bài hát đó cũng đã góp phần tạo nên âm nhạc trong phim.

Nhạc nền phim có một vai trò quan trọng, trong việc tạo nên những xúc cảm đặc biệt cho bộ phim. Bởi không chỉ có diễn xuất, lời thoại hay, cảnh trong phim đẹp là đã làm cho bộ phim đó đi sâu vào tiềm thức của người xem. Muốn những phân đoạn của phim thêm kịch tính, thì việc sử dụng nhạc phim hợp lý, khoa học chính là yếu tố thành công.

Theo đó, những bản nhạc nền của phim sẽ gắn rất chặn với lại nội dung chính cũng như các nhân vật trong phim một cách xuyên suốt. Nhạc phim được xem như là bản tóm tắt cho bộ phim vô cùng súc tính, lắng đọng và cực kỳ ấn tượng. Một bản OST được cho là thành công, khi nó khơi dậy cho những khán giả chưa xem phim trí tò mò, hoặc giúp cho những người đã xem rồi gợi nhớ lại những cảm xúc, cảnh quay và tính nhân văn ý nghĩa của bộ phim.

Từ những gì mà chúng tôi chỉ ra trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu được OST là gì? Vậy tầm quan trọng của OST trong phim thế nào? Các bạn hãy đến với nội dung tiếp theo của bài viết, để có được thông tin nhé!

Tầm quan trọng của OST trong phim như thế nào?

Thực tế không phải tự nhiên mà một OST lại xuất hiện trong phim, để có những bản nhạc nền ý nghĩa thì đoàn làm phim, những người biên soạn nhạc sẽ phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức chuẩn bị. Tất cả đều có nguyên do của nó, dưới đấy là những điều điển hình.

người bất tử ost

Thứ nhất, nếu không có nhạc nền, trong những đoạn phim không có lời thoại chỉ có diễn xuất của nhân vật, thì phân cảnh đó sẽ thiếu đi sự hấp dẫn. Khiến cho khán giả cảm thấy nhàm chán, không thích xem. Nhưng nếu có một ít nhạc nền, đúng với khung cảnh của phân đoạn sẽ làm phân đoạn phim đó thêm sinh động hơn.

Thứ hai, nhạc nền sẽ giúp cho hình ảnh, diễn xuất của các diễn viên đi sâu vào trong tiềm thức của khán giả nhanh hơn, dễ dàng hơn. Điều đó thể hiện qua, chính hình ảnh ở những khung cảnh lãng mạn của tình yêu, những phút suy tư đau khổ của một nhân vật, hay những đoạn kịch tính trong phim hành động. Chỉ cần sử dụng nhạc nền đúng ngữ cảnh, thì đó sẽ là giây phút giúp cho bộ phim trở nên ấn tượng hơn.

Thứ ba, nhạc nền phim hay là cách giúp cho khán giả nhớ về một bộ phim lâu hơn. Hay là con đường giúp cho phim đến gần với khán giả nhanh hơn, nên nó luôn chiếm một suất quan trọng trong quá trình hậu kỳ, chuẩn bị đóng máy bộ phim cần được những nhà sản xuất quan tâm đến.

Từ ba lý do mà chúng tôi nêu ra trên đây, chắc hẳn các bạn cũng đã nhìn thấy được tầm quan trọng của OST rồi đúng không ạ? Nhạc nền phim là một phần không thể thiếu của bộ phim, để có nhạc nền hay, hợp với ngữ cảnh và diễn xuất của diễn viên. Những nhà sản xuất, người viết nhạc sẽ phải mất nhiều thời gian nghiên cứu và chuẩn bị. Với thành công của một bộ phim, tầm quan trọng của nhạc nền phim chiếm trong đó số % không hề nhỏ.

Kết luận

Từ những gì bài viết chỉ ra, các bạn đã hiểu được Thực chất OST là gì? Tầm quan trọng của OST trong phim như thế nào? Rồi chứ ạ. Trong âm nhạc, điện ảnh cũng như nhiều ngành nghề khác, việc xuất hiện các thuật ngữ chuyên ngành giúp tạo nên ấn tượng riêng cho ngành nghề đó. Khi chúng ta hiểu về ý nghĩa của thuật ngữ, sẽ giúp cho bản thân ta ấn tượng, có thêm nguồn kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề trong xã hội, cuộc sống. Hy vọng, với nội dung bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về âm nhạc trong phim ảnh.

vanhocquenha.vn

Written by vanhocquenha · Categorized: Âm Nhạc

Th11 30 2018

Nhạc ballad là gì? Những bản nhạc ballad hay nhất

Có lẽ nhạc ballad là một thể loại được giới trẻ yêu thích nhất hiện nay. Những nhạc sĩ khi sáng tác lời bài hát cũng đều dựa vào thực tế giới trẻ đang thích gì, muốn nghe gì, họ đánh vào thị trường âm nhạc như một trào lưu đang được giới trẻ yêu thích. Để hiểu rõ hơn về dòng nhạc này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung sau.

Nhạc ballad là gì?

nhạc ballad

Ballad là một thể loại âm nhạc được yêu thích hiện nay. Nó đã được bắt nguồn từ dòng nhạc đồng quê (country) và nhạc folk. Giai điệu của nhạc ballad thường nhẹ nhàng, chậm rãi khi nghe có chút vương vấn, đượm buồn gợn lại trong lòng. Những bản nhạc ballad nhẹ nhàng đa số được đệm bằng đàn piano, guitar, violin.

Thể loại nhạc Ballads có một lịch sử lâu đời và được tìm thấy trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới. Bản ballad thực sự bắt đầu như một bài hát dân gian và tiếp tục phát triển đến ngày hôm nay trong âm nhạc nổi tiếng. Nhiều bài hát tình yêu ngày nay có thể được coi là bản ballad. Một bản ballad điển hình bao gồm các stanzas có chứa một quatrain hoặc bốn dòng thơ. Nhịp hoặc nhịp điệu của mỗi dòng thường là iambic có nghĩa là nó có một âm tiết không bị căng theo sau. Trong bản ballad, thường có tám hoặc sáu âm tiết trong một dòng. Giống như bất kỳ bài thơ nào, một số bản ballad theo hình thức này và một số thì không, nhưng hầu như tất cả các bản ballad đều là câu chuyện có nghĩa là họ kể một câu chuyện.

Bởi vì bản ballad ban đầu được đặt cho âm nhạc nên có một số bản ballad có điệp khúc lặp lại giống như nhiều bài hát bạn vẫn nghe bây giờ. Tương tự, sơ đồ vần điệu thường là ABAB vì chất lượng âm nhạc của mẫu vần điệu này. Phải tự hào rằng dòng nhạc này được dùng đến những ngôn từ”sang trọng” mà không hề hoa mỹ chút nào. Những bài hát đủ điều kiện để tạo cảm hứng cho người nghe, mang đến cảm giác dễ chịu khi thưởng thức bài hát.

Trong khi ballad luôn nổi tiếng, đó là trong phong trào lãng mạn của thơ ca vào cuối thế kỷ 18, bản ballad đã có sự hồi sinh và trở thành một hình thức phổ biến. Nhiều nhà thơ lãng mạn nổi tiếng như William Wordsworth đã viết ở dạng ballad. Hiện nay nhạc ballad có sự pha trộn của nhiều thể loại nhạc khác như rock ballad, ballad opera, folk ballad, trong đó pop ballad mới là thể loại phổ biến nhất tại thời điểm này.

Chủ đề tình yêu được chuộng với ballad

Ballad là từ xuất phát từ âm của Pháp thời trung cổ “chadad balladée” hoặc “dancing song”, những bản ballad là một phần của truyền thống kể chuyện phát triển bằng miệng, giống như những bài thơ sử thi. Những bản ballad ban đầu là những câu chuyện tình yêu mô tả hoàn cảnh của những công dân thường xuyên sử dụng ngôn ngữ và ngôn ngữ thông tục.

Mặc dù chủ đề về tình yêu và mất mát vẫn là trung tâm của những bản ballad qua nhiều thế kỷ, nhưng chúng đã phát triển đến tất cả những người cảm thụ âm nhạc. Ballad đã trải qua sự nổi tiếng mới trong thế kỷ thứ mười tám, khi các nhà thơ lãng mạn như John Keats sử dụng chúng để giúp tạo ra một tâm trạng day dứt, mọi thứ diễn ra chậm chạp kể một câu chuyện mạnh mẽ. Ví dụ, “Love Story” của Taylor Swift là một bản ballad như vậy.

Những bản nhạc ballad Việt Nam hay nhất

– Đừng xin lỗi nữa: là sáng tác của nhạc sĩ Tú Dưa, bài hát được tung ra thị trường vào năm 2018 đến nay bản video trên youtube đã có trên 22 triệu lượt xem. Nội dung bài hát khiến người nghe không khỏi đau lòng khắc khoải, là một câu chuyện tình yêu buồn nhưng lại đẹp. Bất kể ai yêu thật lòng cũng đều sẽ đủ vị tha để hiểu được điều này. Đặc biệt hơn qua giọng ca của ca sĩ Erik ft. MIN càng khiến cho ca khúc trở nên đẹp hơn.

“Điều gì làm đôi chúng ta khi hai trái tim đổi thay

Mình từng yêu nhau như thế cớ sao thế này.

Đường còn xa mà không bước cùng bên nhau

nhà ở đây mà sao khác nhau lối về”

– Duyên mình lỡ: Tiếp tục một sáng tác nữa của nhạc sĩ Tú Dưa đã mang đến cho thính giả nhiều cảm xúc khi cảm nhận qua những câu từ của bài hát Duyên Mình Lỡ, được thể hiện bởi ca sĩ Hương Tràm. Ngay những câu ca đầu tiên đã khiến cho người nghe như nghẹn lại bởi một mối tình đang dang dở. Bài hát Duyên mình lỡ hiện đang có hơn 65 triệu lượt xem trên youtube và có nhiều ý kiến để lại sau khi cảm thụ bài hát này.

“Mình chia tay nhau từ đây .

Tổn thương trong em cũng nhiều rồi .

Tình yêu này đâu có lỗi gì , lỗi là thuộc về hai chúng ta

Yêu gặp nhau là duyên , khi hết duyên tự đi… nghĩ vậy cho nhẹ lòng hơn”

– Chạm đáy nỗi đau: Là sáng tác của “thánh nhạc buồn” – mr.Siro được thiện hiện dưới giọng ca của Erik đã mang đến cho người nghe những cảm nhận sâu sắc về nỗi đau được nhắc đến. Mr.Siro – một nhạc sĩ Việt nhạc cho rằng, khoảnh khắc vui thì trôi qua quá nhanh, thường không đọng lại nhiều cảm xúc như khi trải qua những nỗi buồn. Dù vui 10 phút cũng không nhớ lâu bằng buồn chỉ 3 giây thoáng qua. Đây cũng chính là lý do những ca từ trong bài hát của anh đều thấm đượm nỗi buồn, day dứt đến kỳ lạ. Dẫu bài hát của anh đau lòng nhưng lại được giới trẻ rất quan tâm và yêu thích. “Chạm đáy nỗi đau” khi mở đầu đã mở ra một câu chuyện buồn được đoán trước.

chạm đáy nỗi đau

“Luôn bên em là tôi… lâu nay không chút thay đổi…

Thế nhưng bây giờ em muốn chia tay vì: Tôi vẫn còn trẻ con”

– Rồi Người Thương Cũng Hóa Người Dưng: được thể hiện bởi ca sĩ Hiền Hồ, là bài hát mới nổi trong năm nay. Trong tình yêu, khi đến một giai đoạn nào đó sẽ trở nên “nhạt”, những ai vượt qua được thì đến với hôn nhân, những ai không qua được thì sẽ là những lần phải đối mặt với sự mâu thuẫn của cảm xúc. Bất kỳ cô gái nào khi tình yêu tan vỡ rồi cũng phải đối mặt với những điều đau lòng như vậy.

“Những tin nhắn anh xem vẫn chưa trả lời

Cuộc gọi nhỡ anh thấy vẫn chưa đáp hồi

Có lẽ mỗi người còn bận lo lắng cho riêng mình

Giờ đây chỉ còn một thói quen chưa kịp quên”

– Đừng như thói quen: là sáng tác của nhiều nhạc sĩ như Dương Khắc Linh, Hoàng Huy Long, Jaykii và thể hiện bởi giọng ca Sara Lưu, Jaykii. Bài hát mới nổi trong năm nay. Cũng là một bản ballad buồn nhưng càng nghe càng nghiền.

“Yêu chậm lại một chút

Để biết ta cần nhau hơn”

– Trong trí nhớ của anh: là bài hát của nhạc sĩ Khắc Hưng được hát bởi ca sĩ Trung Quân. Có thể nói anh là một giọng ca trầm ấm nên khi thể hiện những bản nhạc ballad nhẹ nhàng càng khiến cho bài hát trở nên thấm buồn hơn. Tất nhiên phải kể đến sự kết hợp của một câu chuyện tình yêu đã buồn sẵn.

“Và nếu thời gian quay về đây

Liệu trái tim kia có đổi thay

Sẽ có còn từng ngày ấm êm mối tình vẫn đắm say”

Nhiều người cho rằng, nhạc trẻ ballad bây giờ chỉ nghe theo trào lưu nên sẽ không thể đi theo thời gian. Điều này có thực sự đúng hay không vẫn còn phải chờ những người cảm thụ âm nhạc sau này sẽ nói gì về ballad hiện tại.

Lưu ý: Những bản nhạc ballad này là lựa chọn theo cảm nhận cá nhân, có hàng trăm, hàng nghìn bản nhạc khác tương tự, nếu bạn cảm thấy có bài nào hay hơn hãy để lại bình luận bên dưới cho những độc giả khác cùng tham khảo nhé.

Những bản nhạc ballad nước ngoài hay nhất

– Soledad là bản nhạc bolero nước ngoài hay nhất mọi thời đại. Dù đã trải qua nhiều thập kỷ, thế nhưng những giai điệu đó đến nay vẫn không hề nhàm chán. Một sự bất hủ nghe mãi không chán. Bài hát này hiện nay còn được nhiều ca sĩ hát lại, nhưng so với bản gốc vẫn là đẳng cấp nhất. Cùng chủ đề về tình yêu, cũng nhưng câu từ đau lòng đến thắt lại, nhưng người nghe lại có thể bị nghiện ca khúc này giống như một sự chấp nhận thực tại vậy.

soledad

– My love cũng là một ca khúc được thể hiện bởi Westlife, có thể nói bài hát này làm nên tên tuổi của ca sĩ này. Có vẻ giai điệu có chút nhẹ nhàng vui tươi hơn, nhưng ca từ lại khiến nhiều người liên tưởng đến sự cô đơn đến tột cùng. Đối với tình yêu, không có gì nói trước được dù có biết trước thì những người trong cuộc vẫn sẽ cố chấp.

– “If I Were a Boy” được thể hiện bởi Beyonce – đây là một bản ballad pop đương đại rất được yêu thích. Hiện nay bài hát này đang được nghe rất nhiều trong bản youtube, với 418 triệu lượt xem, một con số khổng lồ. Bài hát này có chút phá cách, vì theo phong cách pop ballad nên tiết tấu và nhịp điệu có sự phóng khoáng, sôi động hơn.

– Everyday I Love You là một bản ballad nhẹ nhàng, mang lại nhiều cảm xúc về tình yêu. Cũng là một bài hát bất hủ trong nhiều thập kỷ đến nay, chỉ cần nghe một lần cũng đủ khiến bất kỳ ai nghiện bản nhạc này. Một chút nhẹ nhàng, chút chậm chạp của tình yêu, của hương vị quen thuộc trong đó.

– Boulevard của Dan Byrd, tiếp tục chủ đề quen thuộc của dòng nhạc ballad cổ điển. Bài hát Boulevard sẽ mang lại nhiều xúc động, mọi cảm giác trống giống như một đại lộ dài và rộng thênh thang không một bóng dáng giống như tiêu đề bài hát vậy. Chắc chắn cảm giác này không cần chúng tôi phải giải thích nhiều, chỉ khi yêu họ sẽ tự cảm nhận được điều này.

– When You Say Nothing At All của Ronan Keating, đây là bài hát nổi tiếng nhất trong cùng thời của mình, cho đến nay nó vẫn chưa bao giờ hết hot. Một chút nhẹ nhàng, chút mềm mại và chút lắng đọng là đủ làm đốn tim cho bất kỳ ai yêu thích dòng nhạc ballad rồi.

Lưu ý: Những bản nhạc ballad này là lựa chọn theo cảm nhận cá nhân, có hàng trăm, hàng nghìn bản nhạc khác tương tự, nếu bạn cảm thấy có bài nào hay hơn hãy để lại bình luận bên dưới cho những độc giả khác cùng tham khảo nhé.

Kết luận

Những bản ballad với giai điệu chậm, thong dong nhưng vẫn đủ tạo một cảm xúc đặc biệt cho người nghe. Dù hiện nay dòng nhạc này đã bị pha trộn bởi nhiều thể loại khác, nhưng nó vẫn để lại những nét đặc trưng như sự nhẹ nhàng, viết về tình yêu, sự đượm buồn trong từng tiết tấu… Dù ballad của văn hóa nào cũng đều có chỗ đứng riêng trong thị trường âm nhạc giải trí. Tại Việt Nam hiện nay nó là dòng nhạc được nhiều người ưa chuộng nhất.

Written by vanhocquenha · Categorized: Âm Nhạc

Th11 30 2018

Nhạc Pop là gì? Những giai đoạn phát triển tiêu biểu của nhạc pop

Trong lĩnh vực giải trí âm nhạc chắc chắn không ít lần bạn nghe đến những dòng nhạc khác nhau như nhạc Ballad, Dance, Jazzz, Folk hay country… trong đó nhạc Pop vẫn được phổ biến và ưa chuộng hơn bao giờ hết.

Nhạc pop là gì?

nhạc pop là gì

Nhạc pop là thuật ngữ viết tắt của popular music trong tiếng Anh, trong tiếng Việt nó có nghĩa là nhạc đại chúng. Nó là một trong những loại nhạc đương đại cực kỳ phổ biến.

Kể từ giữa những năm 1950, nhạc pop được xác định là âm nhạc và phong cách âm nhạc có thể tiếp cận được với khán giả rộng nhất. Điều này có nghĩa là âm nhạc bán hầu hết vé trong các buổi hòa nhạc lớn nhất và được phát nhiều nhất trên đài phát thanh. Gần đây nhất, nó cũng bao gồm nhạc thường được phát trực tuyến kỹ thuật số và cung cấp nhạc nền cho các video nhạc phổ biến nhất.

Sau khi Rock Around the Clock của Bill Haley đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng âm nhạc vào năm 1955. Kể từ đó người nghe bắt đầu chấp nhận thể loại nhạc này. Loại nhạc này được phân biệt với nhiều loại nhạc khác bởi phong cách, giai điệu, thường là những đoạn lặp đi lặp lại.

Sự phát triển của nhạc Pop

Pop có thể loại nhạc cụ thể của riêng mình, thường kết hợp một số yếu tố âm nhạc, có thể bao gồm country, dance, hip, hop và rock. Nhạc rock nhẹ và nhạc pop là hai trong số những từ được sử dụng nhiều nhất để mô tả thể loại âm nhạc này. Nó có thể được truy tìm trong suốt lịch sử có niên đại từ 76 năm trở lên. Vào những năm 50, một số tác phẩm âm nhạc nổi tiếng nhất của nó bao gồm Bill Haley và His Comets, Peggy Lee, Elvis Presley, Bobby Darin và Frank Sinatra. Trong những năm 60, một số nghệ sĩ bao gồm Frankie Avalon, Bob Dylan, Marvin Gaye, Sonny và Cher, Aretha Franklin, và The Beatles. Những năm 70 đã chứng kiến ​​sàn nhảy và rock kết hợp trong thập kỷ này, bao gồm một số mục yêu thích như Earth, Wind and fire, The Jackson Five, Rod Steward, ABBA, Donna Summer, Elton John và Billy Joel.

Như bạn có thể thấy, nhạc pop tiếp tục phát triển theo những cách khác nhau với các nghệ sĩ khác nhau trở thành một trong những thể loại nhạc được tìm kiếm nhiều nhất từ ​​trước đến nay. Tất nhiên những năm 80 và về trước đó thực sự không khác nhau nhiều. Trong những thập kỷ nhạc pop được xem là vua của âm nhạc trong đó phải kể đến Michael Jackson và Madonna. Tất nhiên, họ không chỉ là người duy nhất định nghĩa nhạc pop trong những năm 80, cũng với đó là những tên tuổi như George Michael, Cyndi Lauper, Tiffany, Cher, Phil Collins, The Eurythmics và The Go-Gos.

Michael Jackson

Trong những năm 90, pop bắt đầu kết hợp các yếu tố của thể loại R & B, sự kết hợp này phải kể đến các ngôi sao như TLC, Celine Dion, Mariah Carey và Brandy. Tuy nhiên, ảnh hưởng của rock vẫn ở lại với các ca sĩ như Jewel, Nirvana, Eric Clapton, Tori Amos và Madonna. Tất nhiên chúng ta cũng không thể quên những người được yêu thích khác trong thập niên 90 như NSYNC, Ricky Martin, New Kids trên Block, Willa Ford và Britney Spears.

Nhạc pop ngày nay có ảnh hưởng đáng kể từ sự phát triển của công nghệ ghi âm. Âm nhạc điện tử được phát và ghi âm kỹ thuật số xâm nhập và thành yếu tố cực kỳ quan trọng trong nhạc pop, dẫu vậy nó vẫn bán chạy nhất hiện nay.

Tuy nhiên, trong một sự thay đổi từ dòng chính, “Someone Like You” của Adele từ năm 2011 đã trở thành bài hát đầu tiên chỉ có piano và giọng hát để đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng pop của Mỹ. Năm 2014, với album năm 1989, Taylor Swift trở thành nghệ sĩ biểu diễn nhạc đồng quê nổi tiếng nhất từng chuyển sang thu âm một album hoàn toàn là nhạc pop.

Hip-hop tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong nhạc pop chính thống với Drake nổi lên là một trong những nghệ sĩ pop hàng đầu năm 2016. Mặc dù trong lịch sử các nghệ sĩ Mỹ và Anh đã thống trị nhạc pop, các nước khác như Canada, Thụy Điển, Úc và New Zealand ngày càng có ảnh hưởng lớn đến bối cảnh nhạc pop quốc tế. Nhạc pop theo phong cách phương Tây là một điểm tham chiếu chính cho sự phát triển của các thị trường nhạc pop khổng lồ ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Những người biểu diễn là người bản địa, nhưng âm thanh chủ yếu được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và các quốc gia khác hỗ trợ âm nhạc theo phong cách phương Tây. K-Pop, phong cách đã phát triển ở Hàn Quốc bị chi phối bởi các nhóm nhạc nữ và các nhóm nhạc nam. Vào năm 2012, Gangnam Style của nghệ sĩ Hàn Quốc – Psy, đã trở thành một trong những bài hát nổi tiếng nhất trên toàn thế giới trong mọi thời đại. Video âm nhạc đã thu hút hơn ba tỷ lượt xem trên YouTube. 2018 ca khúc Despacito đã đánh bại mọi kỷ lục âm nhạc trước đó khi trở thành bài hát thịnh hành, số lượt xem trên youtube chưa đến 1 năm đã đạt đến hơn 5,7 tỷ lượt xem.

Thập kỷ hiện tại đã chứng kiến ​​nhạc pop kết hợp với các yếu tố hip-hop, tạo ra một số điểm tài năng mới và tái tạo lại các tài năng cũ. Một số nghệ sĩ bao gồm Justin, Nelly, Avril Lavigne, Eminem, nhiều Britney Spears, Beyonce… Như với các hình thức nghệ thuật khác nhằm thu hút đông đảo khán giả – phim ảnh, truyền hình, chương trình Broadway – nhạc pop đã và đang tiếp tục là một nồi nóng chảy, vay mượn và đồng hóa các yếu tố và ý tưởng từ một loạt các phong cách âm nhạc. Rock , R & B, country , disco , punk và hip-hop là tất cả các thể loại âm nhạc cụ thể đã ảnh hưởng và được tích hợp vào nhạc pop theo nhiều cách khác nhau trong sáu thập kỷ qua. Trong thập kỷ qua, âm nhạc Latin và các hình thức quốc tế khác bao gồm reggae đã đóng một vai trò nổi bật hơn trong nhạc pop.

Video nhạc pop

Từ những năm 1950 những video ngắn của các nghệ sĩ thể hiện ca khúc hit đã tồn tại như một công cụ quảng cáo đại chúng. Tony Bennett yêu cầu tạo video âm nhạc đầu tiên với một đoạn phim ngắn trình chiếu hình hình ảnh anh đang đi bộ ở Hyde Park, London dưới nền nhạc của bài hát Stranger in Paradise. Các nghệ sĩ thu âm lớn như Beatles và Bob Dylan đã tạo ra các đoạn phim để đi cùng các bài hát của họ trong những năm 1960.

Ngành công nghiệp video âm nhạc đã nhận được một sự tăng trưởng rất lớn vào năm 1981 với sự ra mắt của kênh truyền hình cáp MTV. Nó đã được dành riêng 24 giờ một ngày để phát sóng. Kể từ đó những đoạn phim ngắn trong video nhạc đã trở thành một phần vĩnh viên của nhạc pop.

Ngày nay, hiếm khi có một bài hát nổi tiếng để leo lên các bảng xếp hạng mà không có một video âm nhạc đi kèm. Thực tế, số lần video nhạc được xem được tính là một chỉ báo khác về mức độ phổ biến của một bài hát khi xếp hạng quốc gia của nó được xác định.

Cấu trúc bài hát của nhạc pop

Một trong những yếu tố nhất quán của nhạc pop từ những năm 1950 là ca khúc nhạc pop. Nhạc pop thường không được viết, biểu diễn và ghi lại như bản giao hưởng hoặc bản concerto. Các hình thức cơ bản của nhạc pop là bài hát và thường là một bài hát bao gồm các câu và một điệp khúc lặp đi lặp lại. Thông thường các bài hát dài từ 2 – 1/2 phút đến 5 – 1/2 phút.

Trong cấu trúc bài hát chuẩn của nhạc pop đã được quy định, tuy nhiên vẫn còn có một số ngoại lệ, vẫn có những bài hát dài đến tận 7 phút thậm chí hơn. Trong những năm 1950 – 1960 các bài nhạc pop chỉ có thời lượng dưới 2 phút.

Những bài hạt nhạc pop hay nhất

– That girl: Là bài hát mới nổi trong năm 2018 nhưng đã kịp thời trở thành hiện tượng âm nhạc được yêu thích vào cuối những tháng cuối cùng của năm 2018. Được Maroon 5 thể hiện, bài hát mang lại nét vui nhộn, thêm chút kích thích trạng thái của người nghe.

– Despacito: tính đến thời điểm hiện tại, đây chính là bài hát có nhiều người lượt xem nhất trên youtube. Trên thế giới đang có khoảng 7 tỷ người, nhưng despacito lại thu hút gần 6 tỷ lượt xem (chính xác là 5.7 tỷ). Một con số cực kỳ lớn.

despacito

– Until You: Đây chính là ca khúc được ca sĩ Shayne Ward thể hiện rất thành công. Mặc dù đã được xuất bản cách đây cả thập kỷ nhưng bài hát vẫn luôn bất hủ đối với thời đại hiện tại.

– Love Yourself: Được thể hiện dưới giọng ca của Justin Bieber được phát hành trong năm 2018. Nếu người yêu âm nhạc là fan của anh chàng ca sĩ này chắc chắn sẽ cảm thấy những giai điệu này vô cùng quen thuộc. Lời bài hát như một thông điệp dành cho các cô gái. Từng có tin đồn rằng bài hát này được viết khi Justin chia tay với bạn gái cũ là Selena gomez. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được xác nhận bởi bất kỳ bên nào.

– You Raise me up: Bài hát với giai điệu nhẹ nhàng, chậm rãi thêm chút sâu lắng đi vào lòng người. Có thể nói đây là ca khúc sống mãi trong lòng người nghe. Chút nhẹ nhàng, chút ấm áp từ giọng ca của những anh chàng trong nhóm nhạc Westlife sẽ đốn tim mọi thính giả.

– Stronger: là một thể loại nhạc rock pop rất được yêu thích tại thời điểm này, nếu phải kể đến một top hit chắc chắn bạn không thể bỏ qua ca khúc này. Tuy là ca khúc mới nhưng lại có tầm ảnh hưởng không nhỏ.

Lưu ý: những bài hát này được liệt kê theo cảm nhận cá nhân, có thể những bạn khác sẽ thấy còn nhiều ca khúc khác hay hơn. Âm nhạc chính là món quà không thể thức, mỗi tâm trạng, mỗi thời điểm sẽ có những cảm nhận khác nhau.

Kết luận

Trong suốt những năm qua, nhạc pop đã thay đổi trong nhiều khía cạnh, tuy nhiên, một điều vẫn giữ nguyên; nó vẫn là thể loại phổ biến nhất của âm nhạc cho đến nay, một thực tế ai cũng biết đó là pop music chắc chắn sẽ vẫn còn tồn tại, vẫn được yêu thích trong nhiều thập kỷ về sau nữa. Hứa hẹn sẽ có thêm nhiều ca sĩ theo đuổi và thành công ở thể loại nhạc đại chúng này. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thể loại nhạc pop trong cuộc sống hàng ngày.

vanhocquenha.vn

Written by vanhocquenha · Categorized: Âm Nhạc

  • Page 1
  • Page 2
  • Page 3
  • Next Page »

Copyright © 2023 · Log in